PDA

View Full Version : Tuyển tập các câu chuyện thật sự cảm động



thestai
09-16-2009, 09:33
Chuyện 1 : Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh ( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)
Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!
Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

thestai
09-16-2009, 09:34
Câu chuyện 2 : Con Vẹt Xanh (Nguyên tác: Thiệu Bảo Kiện – TQ)
Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.
Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết. Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…! Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ Con Vẹt Xanh mua đắt tiền lắm, con đã nuôi dạy nó lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày. Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày… Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.
Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con Vẹt Xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé… Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý Con Vẹt Xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.
Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ! Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đây đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó. Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá. Anh nhận ra Con Vẹt Xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm… Con Vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con Vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…
Ôi! Mẹ anh trước khi qua đời đã mở lồng thả Vẹt Xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của Bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của Bà với anh ấy…

thestai
09-16-2009, 09:38
Câu chuyện 3 : Bát Mì cuối năm (Không rõ Nguyên Tác – Nhật Bản)
Người Nhật có phong tục đêm cuối năm, trước giờ Giao Thừa, thường cùng gia đình đến một quán mì ưa thích, mỗi người ăn một bát mì truyền thống để cùng nhau ôn cố tri tân.
21h đêm Giao Thừa, quán mì của ông bà Bắc Hải Đình đã hết khách, họ chuẩn bị đóng cửa, chuẩn bị cho lễ Tất Niên của nhà mình… Tiếng chuông gió trước của vang lên, ông ra mở cửa: Một người phụ nữ trung niên với hai cậu bé khoảng 10 và 7 tuổi, trông họ thật lam lũ, ngập ngừng xin phép bước vào. Sau khi xếp cho họ ngồi trước bàn, ông chủ quán chờ đợi. Người phụ nữ bối rối: Ông bà có thể cho ba mẹ con chúng tôi một bát mì được không? Hơi ngạc nhiên, nhưng ông nói vâng, và quay vào dặn bà làm một bát to hơn bình thường đưa lên cho họ. Ba mẹ con cùng chụm đầu vào ăn, xuýt xoa ngon lành. Đứa bé đang ăn ngẩng đầu nhìn mẹ hỏi: Mẹ ơi, liệu năm sau nhà ta có được ăn như thế này nữa không? Người mẹ nhẹ nhàng nói: chúng ta sẽ cùng cố gắng để được như thế nhé! Ăn xong họ lễ phép cảm ơn ra về. Ông bà chủ quán nhìn theo ái ngại...
Một năm qua đi rất nhanh... Lại đến sau 21h Giao Thừa sang năm, ông bà chủ quán dường đã quên, thì lại như năm trước Ba mẹ con líu ríu bước vào như để trốn cái lạnh cắt da bên ngoài. Trông họ tiều tụy hơn, và người mẹ lại xin được phục vụ một bát mì. Ông chủ quán vồn vã, rồi bước vào trong dặn bà làm ba bát mì. Bà phúc hậu nói: Ông ạ, hãy làm một bát như ý họ. Nhưng bà làm để đủ no và ấm lòng cho ba người. Họ ngồi vào chiếc bàn bình dị năm ngoái, ăn rất ngon, vui vẻ dặn dò nhau những việc phải nỗ lực hơn trong năm mới. Xong, người mẹ đứng lên cảm ơn, muốn trả thêm tiền cho bát mì đó, nhưng ông bà ân cần từ chối: Được ba mẹ con đến đây, và nếu quán chúng tôi như là nơi ba mẹ con có thể hưng phấn hơn cho những điều các vị cần cố gắng thì đã là điều thật quý hóa rồi...
Lại thêm một năm nữa. Ông Bà đã đặt lên tấm biển con giữ chỗ trên chiếc bàn đó trong quán, dành cho họ. Nhưng mãi sau 21h không thấy họ quay trở lại... Ông bà có cảm giác buồn trống vắng, khẽ bảo nhau đóng cửa hàng để chuẩn bị Tất Niên... Cứ như thế trong nhiều năm sau đã thành thông lệ, mọi khách hàng cũng biết chuyện mà cảm động, không ai ngồi vào chiếc bàn đó vào đêm Giao Thừa cả và ai cũng có ý vừa nhâm nhi bát mì vừa mong đợi Ba Mẹ Con trở lại…
Rồi lại một cái Tết nữa... Đã quá 21h ông bà chủ quán định nói lời cảm ơn cuối năm với mọi người đang còn trong quán thì tiếng chuông vang lên… Ông ra mở, mọi người nhìn ra theo. Ba người : một phụ nữ lịch lãm và 2 cậu thanh niên tuấn tú khỏe mạnh bước vào. Dường như quen thuộc, họ tiến đến chiếc bàn kia. Ông chủ khiêm nhường nhắc: Thưa, chỗ này đã được dành cho người khác ạ... Họ xin được ngồi ngay bàn sát bên. Ông chủ lễ độ chờ họ gọi. Người phụ nữ ngẩng lên: Xin cho ba chúng tôi Một Bát Mì… Trời ơi… Mọi người đều quay hết về phía họ: Phải chăng các vị là Ba Mẹ Con ngày xưa? Chúng tôi đã mong chờ các vị bấy lâu...
Dạ vâng, là chúng tôi ạ. Chồng và cha chúng tôi bị tai nạn qua đời đã lâu, để lại món nợ rất lớn, chúng tôi đã vô cùng khó khăn nên đã nhiều năm không còn khả năng được ăn mì Tất Niên nữa. Bây giờ mọi điều đã rất tốt đẹp, nên trở lại đây muốn được ăn bát mì như năm xưa, được hưởng tấm lòng của ông bà mà nhờ đó chúng tôi đã thêm được sự ấm lòng để cố gắng vượt qua… Tất cả tràn đầy xúc động đứng lên bước lại quây quần và cung kính cảm tạ lẫn nhau.


3 câu chuyện trên nguồn từ Nguyễn Tất Thịnh
Học viện Hành chính Quốc gia

thai_boychina11A
09-17-2009, 06:42
thanks thầy Dũng cái nào. cảm động wa T_T!

Intel Core i7
09-17-2009, 10:23
Hix Hix hay wá thầy ơi! không kim` nổi n][cs mắt lun^^

sangcunyeu
09-18-2009, 02:13
chuyen gi ma hay qua lam em muon chet neeeee!!!!!!!11

thestai
09-18-2009, 09:30
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể
hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.

thestai
09-18-2009, 09:31
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

thestai
09-18-2009, 09:35
Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc...


Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…



Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.



Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.



Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.



Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.



Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.



Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

thestai
09-18-2009, 09:40
HẠNH PHÚC VÔ BIÊN

Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung 1 phòng tại bệnh viện.
Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày 1 tiếng để thông phổi. Giường ông
ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất trong phòng, người kia phải nằm suốt ngày.
Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa
công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.
Mỗi chiều khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian
để tả cho người bạn cùng phòng nghe những gì ông thấy được ngòai cửa
sổ. người kia, mỗi chiều lại chờ đợiđược sống traong cái khỏanh khắc 1
tiếng đó-cái thời gian mà thế giớ của người đó mở ra sống động bởi những
họat động và màu sắc bên ngòai.
Cửa sổ nhìn ra 1 công viên với 1 cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn
trên mặt hồ trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình
nhân tay trong tay nhau đi dạo giữa ngàn hoa và ráng chiều rực rỡ. Những
cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời của thành
phố ẩn hiện.
Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những chi tiết tinh tế, người kia
có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình 1 bức tranh sống động.
1 chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả 1 đòab diễu hành đi ngang qua.
Du` ko nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong
tưởng tượng qua lời kể của người bạn cùng phòng.
Ngày và đêm trôi dần….
1 sáng, khi mang nước đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông
bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến
mang ông đi. 1 ngày kia, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến
bên cạnh cửa sổ. Cô y ta đồng ý để ông được yên tĩnh 1 mình. Chậm chạp
gắng sức, ông nhổm dậy bằng 2 cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên ngòai.
Oâng căng thẳng nhìn ra cửa sổ.Đối diện ông chỉ là 1 bức tường xám xịt.
Oâng hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã
mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng
người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng ko thấy được bức tường
nữa. Cô nói : “Nhưng ông ta muốn khuyến khích ông can đảm lên”.
Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất
chấp hòan cảnh riêng của mình. Nỗi khổ được chia sẻ sẽ vơi nửa, nhưng
hạnh phúc được chia sẻ sẽ nhân đôi.

hoangtu24492
09-19-2009, 01:39
nhiều wa........ đọc xong đc bài đầu tiên.......... ko hiểu nhà vệ sinh có to cách mấy cũng đâu có đủ không gian để chứa đủ mọi người......................

thai_boychina11A
09-20-2009, 02:14
Vào ủng hộ thầy dũng đi pa kon ơi.

lun_pucca
09-20-2009, 03:21
hay wa!
nhưng e đọc xong mỏi mắt wa thầy ơi

thestai
09-20-2009, 05:56
1. Điều ước đêm Giáng Sinh

Alan. D. Shultz

Khi bé Ami Hagadom vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé không để ý nên va phải một cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.
Cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta không phải là đứa duy nhất. Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bè, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói một lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì không hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo : "Amy này, có một cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy. "
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình.
Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là một cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.


"Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể giúp cháu không ? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu. Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước một ngày không bị cười nhạo. . .
Thương yêu ông
Cháu Amy"


Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là một căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi một tờ báo địa phương đến.
Ngày hôm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong một món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - một ngày không bị cười nhạo.
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là một lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra một thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, không còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phải luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - một cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy : "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Không ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thèm nghe. "
Amy đã có một điều ước thật đặc biệt không bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm một bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21/12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra một điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người một bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".

thestai
09-20-2009, 06:13
Một câu chuyện thật cảm động
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".

Chẳng những thế, cô thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.

Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ".

Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp".

girl.teacher.gifĐọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".

thai_boychina11A
09-20-2009, 07:27
bóc tem tiếp.

sujuxy
09-20-2009, 09:09
truyện j mà pro wa đi mất