PDA

View Full Version : bai thu hoach thi hoc lop 10



louis_nguyenhoaan
09-17-2009, 12:05
BÀI 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

1.Sự hình thành và phát triển của tin học
Chỉ trong khoảng từ năm 1890 - đến năm 1920, điện năng, điện thoại, ôtô, máy bay đã được phát minh và đưa vào phục vụ cuộc sống con người. Tiếp theo là sự ra đời hàng loạt thành tựu khoa học khác, trong đó có điên tử.
Từ rất lâu, con người đã quan tâm đến thông tin. Nhưng kết quả đạt được chưa có tính hệ thống và chỉ mới xuất hiện rải rác ở một số lĩnh vực khác.
Trong vài thập kỉ gần đây, xã hội loài người có sự bùng nổ về thông tin. Ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế là điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư. Ngày nay, ngoài ba nhân tố đó xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin - một dạng tài nguyên mới.
Xã hội loài người đang ở nền văn minh thứ ba. Sự hình thành và phát triển của mỗi nền văn minh gắn liền với một công cụ lao động mới, chẳng hạn như máy hơi nước - đối với nền văn minh công nghiệp, máy tímh điện tử - đối với nền văn minh thông tin.
Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng nghành khoa học tương ứng để yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Ngành Tin học có những đặc điễm tương tự như những ngành khoa học khác nhưng cũng có một số đặc thù riêng. Một trong những đặc thù riêng đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tác rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
Trong giai đoạn đầu, máy tính xuất hiện như một trong nhiều công cụ lao động mới của con người với mục đích trợ giúp công việc tính toán thuần tuý. Lượng thông tin tích luỹ mày càng nhiều và đa dạng. Con người đã không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu lưu trữ, tìm kiếm và xử lí thông tin một cánh có hiệu quả.
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Máy tính nói chung và máy vi tính nói riêng xuất hiện khắp nơi. Cùng với những tham số truyền thống khác như điện năng, thép,..., sự phát triển của mỗi đất nước bây giờ được xem xét thông quan một tham số nửa - số máy tính trên một nghìn người dân. Sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải có ý thức rằng nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hoà nhập cuộc sống hiện đại.
Những đặc tính khiến máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được.
• Máy tính có thể “làm việc không mệt mỏi” trong suốt 24 giờ/ngày.
• Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao.
• Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.
• Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một khoảng không gian hạn chế.

• Giá thành máy tính ngày càng giảm nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật.
• Máy tính ngày càng nhẹ và tiên dụng. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các máy tính tạo ra khả năng thu thập và xủ lí thông tin tốt hơn. Các mạng máy tính lại có thể liên kết với nhau thành một mạng lớn hơn, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.

Để sử dụng công cụ này, con người cần có kiến thức nhất định về tin học, trên cơ sở đó dùng máy tính để trợ giúp công việc của mình.
3. Thuật ngữ “Tin học”
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tin học. Chỉ khác nhau chỉ ở phạm vi lĩnh vực được coi là tin học còn về nội dung thì thống nhất.
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điên tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất, của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.








BÀI 2. THÔNG TIN VÀ ĐỮ LIỆU

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
Thực ra không có sự khác biệt nhiều giữa khái niệm thông tin được hiểu trong đời sống xã hội và khái niệm thông tin trong Tin hoc. Trước mỗi thực thể (sự vật, sự kiện) tồn tai khách quan, con người luôn muốn biết rõ về nó càng nhiều càng tốt. Sự hiểu biết đó càng ít thì con người càng khó xác định thực thể đó. Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.
Ví dụ, khi đọc lời nhận xét của cô giáo chủ nhiệm: “ Em Ngọc Hà ngoan, chăm chỉ và học giỏi” ghi trong “Sổ liên lạc”, bố mẹ Ngọc Hà có thêm thông tin về con mình.
Muốn đưa thông tin vào máy, con người phải tìm cách biểu diễn thông sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
2. Đơn vị đo lượng thông tin
Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin la bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.
Ví dụ, xét việc tung ngẫu nhiên đồng xu có hai mặt hoàn toàn cân xứng với khả năng xuất hiện của mỗi bên la như nhau. Nếu kí hiệu của đồng xu là 1 và mặt kia là 0 thì sự xuất hiện kí hiệu 1 hay 0 sau khi tung đồng xu cho ta một lượng thông tin là bit.
Để lưu trữ dãy bút đó, ta cần dùng ít nhất là tám bit của bộ nhớ máy tính. Ngoài đơn vị nói trên, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte (đọc là bai) và 1 byte bằng 8 bit. Người ta còn dùng các đơn vị bội của byte như bảng dưới đây:


Kí hiệu Đọc là Độ lớn
KB Kilôbai 1024byte
MB Mêgabai 1024KB
GB Gigabai 1024MB
TB Têrabai 1024GB
PG Pêtabai 1024TB

3. Các dạng thông tin
Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng có một số cách thể hiện khác nhau. Có thể phân loại thông tin thành loại số (số nguyên, số thực,…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,…).
a) Dạng văn bản: Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiện mang thông tin như: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,…
b) Dạng hình ảnh: Bức tranh vẻ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,… là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh.
c) Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,… là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ,… có thể dùng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh.
Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác.
4. Mã hoá thông tin trong máy tính
Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hoá thông tin.




Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hoá các kí tự. Bộ mã ASCII (đọc là A-ski, viết tắt của American Standard Code for Information Interchange – Mã chuẩn của Mĩ dùng trong trao đổi thông tin) sử dụng tám bit để mã hoá kí tự. Trong bộ mã này, các kí tự được đánh số từ 0 đến 225 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân và kí tự.
Bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 (= 28 ) kí tự, chưa đủ để mã hoá thông tin tất cả các bản chữ cái trên thế giới. Do đó, với mã ASCII, việc trao đổi thông tin trên toàn cầu còn khó khăn. Bởi vậy, người ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá. Với bộ mã Unicode ta có thể mã hoá được 65536 (= 216) kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã. Hiên nay, nước ta đã chính thức sử dụng bộ mã Unicode như một bộ mã cĐể con người có thể biết thông tin được lưu trữ trong máy, máy tính phải biến đổi thông tin đã mã hoá thành những dạng quen thuộc như văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
a) Thông tin loại số
• Hệ đếm: Hệ đếm được hiểu như tập các kí tự và quy tắc sử dụng tập kí tự đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Có hệ đếm phụ thuộc vào vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí.
Hệ đếm La Mã là đếm không phụ thuộc vào vị trí. Tập các kí hiệu trong hệ này gồm các chữ cái: I, V, X, L, C, D, M. Mỗi kí hiệu có một giá trị, cụ thể:
I =1; V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000.
Trong hệ đếm này, gia trị của các kí hiệu không phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
Hệ thập phân (hệ cơ số 10) sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giá trị của mỗi giá trị phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo quy tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế tiếp cận bên phải.
• Các hệ đếm thường dùng trong tin học
Hệ nhị phân: (hệ cơ số 2) chỉ dùng hai kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1.
Hệ cơ số mười sáu : còn gọi là hệ hexa, sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, A, B, C, D, F, trong đó A, B, C, D, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
• Biểu diễn số nguyên
Số nguyên có dấu hoặc không dấu. Ta có thể chon 1 byte, 2 byte, 4 byte… để biểu diễn số nguyên. Mỗi cách chọn tương ứng với một phạm vi giá trị có thể biểu diễn được.
Xét việc biểu diễn số nguyên bằng một byte. Một byte có 8 bit, mỗi bít là 0 hoặc 1. Các bít của một byte được đánh số từ phải sang trái bắt đầu từ 0. Ta gọi bốn bít số hiệu nhỏ là các bit thấp, bốn bit số hiệu lớn là các bit cao.:007::007::007::007:

Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1 Bit 0

Một cách biểu diễn số nguyên cùng dấu: dung bit cao nhất thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và bảy bít còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân. Theo cách đó, một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi từ -127 đến 127.
• Biểu diễn số thực:gasmask::gasmask:
Cách viết số thực thông thường trong tin học káhc với cách viết ta thường dùng trong toán học: dấu phẩy (,) ngăn cách giữa phần nguyên và phần được thay bằng dấu chấm (.) và không dùng dấu nào để phân cách nhóm ba chữ số liền nhau.
Máy tính sẽ lưu các thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.
b) Thông tin loại phi số:welcome::welcome:
• Văn bản
Máy tính có thể dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự, chẳng hạn mã ASCII của kí tự đó.
Để biểu diến một xâu kí tự (dãy các kí tự), máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự theo thứ tự từ phải sang trái.
Ví dụ, dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biễu diễn xâu kí tự “TIN”.
• Các dạng khác
Hiện nay, việc tìm cách biểu diễn hiệu quả các dạng thông tin loại phi số như âm thanh, hình ảnh,…rất được quan tâm vì các thông tin loại này ngày càng phổ biến. Người ta phải mã hoá chúng thành những dãy bít. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã và đang được nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn, hai người ở xa nhau nhưng cũng có thể trò chuyện, thậm chí còn có thể nhìn thấy nhau.
:024::024::024:
Nguyên lí mã hoá nhị phân
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…Khi đưa vào máy tính, chúng điều được biến đổi thành dạng chungdãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tinmà nó biểu diễn.