Ken
10-09-2009, 03:53
1. Học tủ
Là lỗi phổ biến nhất của nhiều thí sinh, và cũng là lỗi lớn nhất. Với những môn phải học thuộc nhiều như sử, địa, sinh..., nhiều bạn luôn tìm cách đoán "tủ" câu nào sẽ thi, nhưng đa phần đều bị hậu quả là "tủ đè".
2. Nhồi nhét quá nhiều
Não của chúng ta thường chỉ chứa được 10-20% lượng thông tin chúng ta đọc, và chúng ta lại không thể điều chỉnh là chúng ta sẽ nhớ 10-20% nào. Vì vậy, thay vì học thuộc từng từ, bạn hãy tập trung đọc hiểu và tự diễn tả lại.
3. Đi thi muộn
Đa số chúng ta đều đúng giờ, nhất là khi có việc quan trọng. Tuy nhiên, một số bạn có thói quen đi muộn, hoặc do đêm trước khi thi học quá nhiều, đầu óc mệt mỏi và đi ngủ muộn. Đến muộn, bạn có thể không được vào phòng thi. Dù bạn được vào, bạn đã mất nhiều thời gian. Do ảnh hưởng bởi tâm lý đến muộn, đầu óc bạn lại không thể tập trung. Cách khắc phục: ngủ đủ, dậy sớm và đi thi sớm
4. Không đọc qua tất cả các câu hỏi một lần
Đọc hết các câu hỏi một lần (trong vòng 2-5 phút) trước khi bắt đầu làm bài sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm câu hỏi và có thể định thời gian cho từng câu. Như thế, bạn vừa có nhiều thời gian cho câu hỏi khó, lại trả lời được nhiều câu hơn.
5. Kiểu viết và chữ viết quá tệ
Đối với các môn xã hội, bạn có thể không đủ thời gian làm bài và cả bị thấp điểm vì bạn viết "không đúng kiểu". Kiểu viết không đúng là: đoạn văn quá dài, câu quá dài, mỗi câu có quá nhiều ý và có nhiều từ khoa trương không cần thiết, quá nhiều dấu phẩy, chấm phẩy... Kiểu viết hợp lý trong một bài thi: mở bài không quá 50 từ; thân bài gồm 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn chứa một ý lớn; kết luận không quá 50 từ
6. Quên trả lời những câu chưa trả lời
Có những trường hợp bạn quên mất là bạn chưa trả lời một số câu (nếu bài thi dạng trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì càng dễ xảy ra).
7. Viết khó đọc
Viết khó đọc bao gồm: chữ quá nhỏ, khoảng cách giữa các từ quá ít, chữ to quá choán hết cả dòng, viết không cách dòng nên khi đánh dấu thiếu và viết thêm vào phía trên thì không thể đọc được, viết bằng bút màu quá nhạt...
8. Không mang đủ học cụ
Trước khi thi, bạn nhớ liệt kê tất cả những học cụ có thể dùng đến để mang đi.
9. Quên không ghi tên và các mục khác
Cách duy nhất để tránh lỗi này là luôn ghi tên và các mục yêu cầu khác trong tờ giấy thi ngay trước khi làm bài và kiểm tra lại trước khi nộp bài.
Thank Các Bác Đọc Bài Viết Của ken
Là lỗi phổ biến nhất của nhiều thí sinh, và cũng là lỗi lớn nhất. Với những môn phải học thuộc nhiều như sử, địa, sinh..., nhiều bạn luôn tìm cách đoán "tủ" câu nào sẽ thi, nhưng đa phần đều bị hậu quả là "tủ đè".
2. Nhồi nhét quá nhiều
Não của chúng ta thường chỉ chứa được 10-20% lượng thông tin chúng ta đọc, và chúng ta lại không thể điều chỉnh là chúng ta sẽ nhớ 10-20% nào. Vì vậy, thay vì học thuộc từng từ, bạn hãy tập trung đọc hiểu và tự diễn tả lại.
3. Đi thi muộn
Đa số chúng ta đều đúng giờ, nhất là khi có việc quan trọng. Tuy nhiên, một số bạn có thói quen đi muộn, hoặc do đêm trước khi thi học quá nhiều, đầu óc mệt mỏi và đi ngủ muộn. Đến muộn, bạn có thể không được vào phòng thi. Dù bạn được vào, bạn đã mất nhiều thời gian. Do ảnh hưởng bởi tâm lý đến muộn, đầu óc bạn lại không thể tập trung. Cách khắc phục: ngủ đủ, dậy sớm và đi thi sớm
4. Không đọc qua tất cả các câu hỏi một lần
Đọc hết các câu hỏi một lần (trong vòng 2-5 phút) trước khi bắt đầu làm bài sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm câu hỏi và có thể định thời gian cho từng câu. Như thế, bạn vừa có nhiều thời gian cho câu hỏi khó, lại trả lời được nhiều câu hơn.
5. Kiểu viết và chữ viết quá tệ
Đối với các môn xã hội, bạn có thể không đủ thời gian làm bài và cả bị thấp điểm vì bạn viết "không đúng kiểu". Kiểu viết không đúng là: đoạn văn quá dài, câu quá dài, mỗi câu có quá nhiều ý và có nhiều từ khoa trương không cần thiết, quá nhiều dấu phẩy, chấm phẩy... Kiểu viết hợp lý trong một bài thi: mở bài không quá 50 từ; thân bài gồm 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn chứa một ý lớn; kết luận không quá 50 từ
6. Quên trả lời những câu chưa trả lời
Có những trường hợp bạn quên mất là bạn chưa trả lời một số câu (nếu bài thi dạng trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì càng dễ xảy ra).
7. Viết khó đọc
Viết khó đọc bao gồm: chữ quá nhỏ, khoảng cách giữa các từ quá ít, chữ to quá choán hết cả dòng, viết không cách dòng nên khi đánh dấu thiếu và viết thêm vào phía trên thì không thể đọc được, viết bằng bút màu quá nhạt...
8. Không mang đủ học cụ
Trước khi thi, bạn nhớ liệt kê tất cả những học cụ có thể dùng đến để mang đi.
9. Quên không ghi tên và các mục khác
Cách duy nhất để tránh lỗi này là luôn ghi tên và các mục yêu cầu khác trong tờ giấy thi ngay trước khi làm bài và kiểm tra lại trước khi nộp bài.
Thank Các Bác Đọc Bài Viết Của ken