Ken
10-10-2009, 07:49
Khó tưởng tượng ngay tại trung tâm TP.HCM, có một người mẹ sống trong cảnh không điện, không nước. Nhìn căn phòng bé xíu, chật chội bà đang ở, khó mà tin bà từng là chủ nhân hai căn nhà mặt tiền trị giá cả ngàn cây vàng.
Bà L., 67 tuổi, thường trú tại một quận ở TP.HCM. Bi kịch của bà có thể gọi tên là “căn nhà và những đứa con”.
Mấy năm nay, bà L. đi kiện đứa con trai ruột để đòi lại một căn nhà. Tại tòa, bà khai: bà có hai căn nhà. Vào năm 1996, để giúp con vay vốn làm ăn, bà đã tự nguyện tặng cho con trai một căn nhà. Căn còn lại, bà để dành cho mấy đứa con gái, trong đó có một đứa gặp nhiều bất hạnh, đang phải ở trọ trôi nổi ngay trong thành phố này.
Nhưng vào năm 2000, theo bà, đứa con trai đã lừa bà lấy giấy tờ căn nhà còn lại và giả chữ ký của bà, làm hợp đồng tặng cho. Bà đề nghị con phải trả lại một căn nhà cho bà và mấy người con gái. Bà cũng yêu cầu tòa bảo vệ bà trước sự đe dọa tính mạng, sức khỏe cũng như việc người con trai gây khó khăn cho bà trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, người con trai khẳng định mình vẫn làm tròn trách nhiệm của người con. Từ năm 2005 anh đã chấp nhận đóng tiền cấp dưỡng nuôi bà cụ đến cuối đời là 6 triệu đồng/tháng. Anh cho rằng, chỉ vì mẹ anh nghe những người chị “nói ra nói vào” nên bà khởi kiện đòi hủy hợp đồng tặng cho nhà...
Ra tòa thì kết quả giám định chữ ký của cơ quan có thẩm quyền kết luận chữ ký trên hợp đồng tặng cho chính là của bà cụ chứ không ai khác. Do đó, cả hai bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không chấp nhận yêu cầu của bà cụ.
Hiện nay, bà L. sống trong một gian phòng rất chật chội, vốn được xây nới trái phép trong căn nhà bây giờ đã thuộc về sở hữu của người con trai. Ngày cũng như đêm, gian phòng này tối om. Trước khi bài báo này lên khuôn, bà L. mếu máo phản ánh: Thằng con bà xài điện mà không chịu đóng tiền, nên họ đã cắt điện. “Nó (cậu con trai) cũng cắt hết mấy sợi dây điện nối vào phòng tui. Điện không, nước cũng không vì trước nay tụi tui xài nước giếng...” - bà phân trần.
Điều đáng nói, bà L. đang mang trong người nhiều căn bệnh như: thấp khớp, bệnh tim, tiểu đường... Mỗi ngày, bà phải nhờ người bó gừng ở hai tay, hai chân.
Về lý, có lẽ không còn gì để nói vì chứng cứ đã không đứng về phía bà L. Không chỉ mất nhà, người đàn bà đau yếu này còn có nguy cơ mất luôn cả tình cảm ruột thịt mẹ - con.
Trong lúc nói chuyện với chúng tôi, một người con gái bà L. không kìm được cơn hờn giận dâng trào: “Tại má quá trọng nam khinh nữ mới ra nông nỗi này! Tụi con thì không có nhà, còn thằng A. thì má cho cả hai căn...”. Bà cụ chỉ biết khóc ròng.
Chúng tôi ra về, thấy ám ảnh cảnh bà cụ ngồi thẫn thờ trong căn phòng bé tí với ánh đèn dầu leo lét. Ngay giữa nhà của đứa con trai cạnh đó là một chiếc xe hơi chễm chệ được trùm chăn kín mít...
Bà L., 67 tuổi, thường trú tại một quận ở TP.HCM. Bi kịch của bà có thể gọi tên là “căn nhà và những đứa con”.
Mấy năm nay, bà L. đi kiện đứa con trai ruột để đòi lại một căn nhà. Tại tòa, bà khai: bà có hai căn nhà. Vào năm 1996, để giúp con vay vốn làm ăn, bà đã tự nguyện tặng cho con trai một căn nhà. Căn còn lại, bà để dành cho mấy đứa con gái, trong đó có một đứa gặp nhiều bất hạnh, đang phải ở trọ trôi nổi ngay trong thành phố này.
Nhưng vào năm 2000, theo bà, đứa con trai đã lừa bà lấy giấy tờ căn nhà còn lại và giả chữ ký của bà, làm hợp đồng tặng cho. Bà đề nghị con phải trả lại một căn nhà cho bà và mấy người con gái. Bà cũng yêu cầu tòa bảo vệ bà trước sự đe dọa tính mạng, sức khỏe cũng như việc người con trai gây khó khăn cho bà trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, người con trai khẳng định mình vẫn làm tròn trách nhiệm của người con. Từ năm 2005 anh đã chấp nhận đóng tiền cấp dưỡng nuôi bà cụ đến cuối đời là 6 triệu đồng/tháng. Anh cho rằng, chỉ vì mẹ anh nghe những người chị “nói ra nói vào” nên bà khởi kiện đòi hủy hợp đồng tặng cho nhà...
Ra tòa thì kết quả giám định chữ ký của cơ quan có thẩm quyền kết luận chữ ký trên hợp đồng tặng cho chính là của bà cụ chứ không ai khác. Do đó, cả hai bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không chấp nhận yêu cầu của bà cụ.
Hiện nay, bà L. sống trong một gian phòng rất chật chội, vốn được xây nới trái phép trong căn nhà bây giờ đã thuộc về sở hữu của người con trai. Ngày cũng như đêm, gian phòng này tối om. Trước khi bài báo này lên khuôn, bà L. mếu máo phản ánh: Thằng con bà xài điện mà không chịu đóng tiền, nên họ đã cắt điện. “Nó (cậu con trai) cũng cắt hết mấy sợi dây điện nối vào phòng tui. Điện không, nước cũng không vì trước nay tụi tui xài nước giếng...” - bà phân trần.
Điều đáng nói, bà L. đang mang trong người nhiều căn bệnh như: thấp khớp, bệnh tim, tiểu đường... Mỗi ngày, bà phải nhờ người bó gừng ở hai tay, hai chân.
Về lý, có lẽ không còn gì để nói vì chứng cứ đã không đứng về phía bà L. Không chỉ mất nhà, người đàn bà đau yếu này còn có nguy cơ mất luôn cả tình cảm ruột thịt mẹ - con.
Trong lúc nói chuyện với chúng tôi, một người con gái bà L. không kìm được cơn hờn giận dâng trào: “Tại má quá trọng nam khinh nữ mới ra nông nỗi này! Tụi con thì không có nhà, còn thằng A. thì má cho cả hai căn...”. Bà cụ chỉ biết khóc ròng.
Chúng tôi ra về, thấy ám ảnh cảnh bà cụ ngồi thẫn thờ trong căn phòng bé tí với ánh đèn dầu leo lét. Ngay giữa nhà của đứa con trai cạnh đó là một chiếc xe hơi chễm chệ được trùm chăn kín mít...