Nancy Krystal
12-02-2009, 04:10
Mặc dù các chàng trai dành nhiều thiện cảm cho những cô gái khiêm tốn, nhưng sự nhút nhát của Nghi – em gái tôi, nhiều hơn mức cần thiết đối với một cô gái 16 tuổi.:coy:
Trong khi các cô bạn cùng tuổi rất hào hứng tham dự các buổi tiệc của bạn bè cùng lứa, nó luôn tìm thấy một lý do nào đó để chối từ. Chẳng hạn không thể nghỉ một buổi học tiếng Nhật, phải vẽ bản đồ LS, hoặc đã hứa làm cho xong ổ bánh rau câu để kịp tặng sinh nhật đứa trẻ hàng xóm.
Vẻ lặng lẽ và khép kín của con bé khiến ba mẹ và chính tôi cũng thấy lo lắng. Con bé xoay xở thế nào nếu một mai phải đi học xa? Con bé thực sự cần gì haymuốn gì? Trong cuộc sống đầy cạnh tranh này, nó sẽ ra sao khi chấp nhận vị trí chìm khuất?
Hôm ấy, lớp kiến trúc năm nhất bọn tôi tổ chức buổi cắm trại qua đêm ở Long Hải. Tôi quyết định dẫn em gái mình theo. Suốt sáng hôm ấy,con bé ngồi một mình đọc sách dưới bóng mát hàng dương. Nhưng đến chiều, nó đi đâu mất. Mãi lúc gần tối nó mới về, xách theo một cái xô nhỏ có đến chục con cá sáng lấp lánh, bơi rất nhanh. “Làm sao em bắt được lũ cá này hay vậy?” – Tôi ngạc nhiên. Nhưng, cho dù tôi gạn hỏi đến mấy, con bé không nói là không nói.
Bầy cá biển hình như đã mang tới một phép lạ nào đó mà tôi không thể hiểu được. Sau chuyến đi biển với lớp đại học của tôi, con bé vui vẻ và hoạt bát hẳn lên. Nó vẫn giữ các thói quen cũ, nhưng có thêm nhiều thói quen mới. Chẳng hạn không chỉ đọc sách, nó giờ đây nghe chung các đĩa R&B chung với tôi. Trong tủ quần áo của nó có thêm những bộ áo pull và quần shorts nghịch ngợm. Và bất ngờ nhất, vào sinh nhật 17 tuổi, khi mẹ tôi hỏi thích món quà gì, Nghi thẳng thắn cho biết rất thích một bộ áo tắm mốt vì mới đến hè, nó nhất định phải đi học bơi. Và chắc chắn nó sẽ bơi rất giỏi.
Nếu không bận vẽ bài, đôi khi tôi cũng ghé hồ bơi gần nhà. Sau khóa học một tháng, em gái tôi đã biết bơi thành thạo. Đứng khuất sau khu vực thay quần áo, tôi có thể thấy em gái mình leo lên cầu nhảy, tung mình lao xuống làn nước xanh biếc. Nó có thể lặp lại điều đó vài ba lần, không chán ngán. Rồi nó bơi quanh hồ vài vòng, thỉnh thoảng nhô đầu lên, phun phèo phèo như một con rái cá, vuốt nước trên mặt và cười một mình.
Tôi nói một mình, là vì ở hồ bơi, rõ ràng không ai quen biết với Nghi cả. Nhưng, con bé vẫn thật tự nhiên, giống như quanh nó không có gì cần phải e dè.
Năm lớp 12, Nghi tuyên bố thi Đại học Kiến trúc, giống như tôi. Ba mẹ khuyên con bé nên chọn ngành khác, dễ dàng hơn. Nhưng nó tuyên bố: “Con sẽ không thất bại đâu!”. Không bàn luận, nhưng tôi biết, thực sự, đây là lựa chọn thử thách với bất kì cô gái nào.
Vẽ năng khiếu là môn duy nhất con bé cần luyện thi. Nhà thầy ở khá xa. Các buổi tối, nó đi học một mình. Ngay cả những hôm bị cảm sốt, nó vẫn không bỏ lớp. Trong quyết tâm học của cô bé, có một điều gì đấy rất đặc biêt, tôi không sao hiểu nổi.
Tôi đã có bạn gái. Tuy nhiên, các buổi tiệc hay dạ hội ở khoa tổ chức, tôi vẫn lấy thêm một vé mời, dẫn Nghi đi cùng. Con bé không phải là cô gái xinh nhất có mặt trong buổi tiệc, nhưng tôi không thể không thấy rằng, rất nhiều cậu bạn của tôi chú ý đến nó. Vẻ rạng ngời, hoạt bát và đầy sức sống của nó thu hút hơn tất cả những bộ trang phục kiểu cọ hay các món trang sức sặc sỡ. Tuy nhiên Nghi không chú ý đến ai cả.
Trên đường về nhà, cô bạn tôi vui vẻ đoán rằng sang năm, nếu Nghi thi đậu vào trường, chắc chắn nó sẽ là cô gái được nhiều chàg trai hy vọng được làm quen nhiều nhất. Con bé lắc đầu, mỉm cười: “Em sẽ đi du học!”. Giờ đây tôi không tỏ ra chế giễu hay ngờ vực nữa. Em gái tôi sẽ làm được những điều nó nói.
Nhờ khả năng tiếng Nhật xuất sắc và điểm thi đại học rất cao, em gái tôi giành được học bổng đặc biệt do một trường đại học ở Kyushu trao tặng. Từ trước tới nay, chỉ có 2 học sinh ở trường tôi được học bổng giá trị này. Lúc chia tay con bé ở sân bay, tôi thì thầm vào tai nó: “Đừng có để mình rơi vào đơn độc nhé!”. Nghi nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Em đi học, nhưng cũng là đến với người mà em rất thương yêu!”. Tôi lặng đi, chợt hiểu…:001::cutesmile:
Anh em tôi vẫn trò chuyện thường xuyên trên net. Lâu lâu, con bé lại gửi hình chụp của bó dạo chơi trên bờ biển ngày cuối tuần. Những bức ảnh do Tiến, bạn cùng lớp tôi hồi năm nhất, chụp. Cậu ấy chính là sinh viên đầu tiên của trường tôi đến học ở trường Kyushu.
Tuần trước, Nghi gửi cho tôi một bức thiếp do nó tự làm, là bức ành nó và Tiến ngồi câu cá trên một mõm đá, bên cạnh một cái xô nhỏ. :mail:Mặt sau bưu thiếp, em gái tôi viết: “Em gặp anh Tiến hồi đi cắm trại cùng lớp anh Hai. Anh ấy rủ em đi câu cá ở bờ biển. em rất ngạc nhiên khi biết rằng giữa hàng triệu sinh vật trong đại dương, những con cá nhỏ nhất vẫn có thể tìm ra nhau. Anh ấy bảo em, để được như thế, những con cá ấy phải thật can đảm, bỏ lại sự yếu ớt của chính nó, để bơi được xa, rất xa…”.:welcome:
Tôi ngắm nó và chàng trai của nó trong bức ảnh. Giờ đây, tôi không còn lạ lùng về những điều mà tình yêu có thể làm được. Tôi chỉ ngạc nhiên tự hỏi, vì sao em gái tôi có thể giữ một cảm xúc thuần khiết và sâu đậm đến thế, ngay từ rung động đầu tiên? :Happy::Happy:
Trong khi các cô bạn cùng tuổi rất hào hứng tham dự các buổi tiệc của bạn bè cùng lứa, nó luôn tìm thấy một lý do nào đó để chối từ. Chẳng hạn không thể nghỉ một buổi học tiếng Nhật, phải vẽ bản đồ LS, hoặc đã hứa làm cho xong ổ bánh rau câu để kịp tặng sinh nhật đứa trẻ hàng xóm.
Vẻ lặng lẽ và khép kín của con bé khiến ba mẹ và chính tôi cũng thấy lo lắng. Con bé xoay xở thế nào nếu một mai phải đi học xa? Con bé thực sự cần gì haymuốn gì? Trong cuộc sống đầy cạnh tranh này, nó sẽ ra sao khi chấp nhận vị trí chìm khuất?
Hôm ấy, lớp kiến trúc năm nhất bọn tôi tổ chức buổi cắm trại qua đêm ở Long Hải. Tôi quyết định dẫn em gái mình theo. Suốt sáng hôm ấy,con bé ngồi một mình đọc sách dưới bóng mát hàng dương. Nhưng đến chiều, nó đi đâu mất. Mãi lúc gần tối nó mới về, xách theo một cái xô nhỏ có đến chục con cá sáng lấp lánh, bơi rất nhanh. “Làm sao em bắt được lũ cá này hay vậy?” – Tôi ngạc nhiên. Nhưng, cho dù tôi gạn hỏi đến mấy, con bé không nói là không nói.
Bầy cá biển hình như đã mang tới một phép lạ nào đó mà tôi không thể hiểu được. Sau chuyến đi biển với lớp đại học của tôi, con bé vui vẻ và hoạt bát hẳn lên. Nó vẫn giữ các thói quen cũ, nhưng có thêm nhiều thói quen mới. Chẳng hạn không chỉ đọc sách, nó giờ đây nghe chung các đĩa R&B chung với tôi. Trong tủ quần áo của nó có thêm những bộ áo pull và quần shorts nghịch ngợm. Và bất ngờ nhất, vào sinh nhật 17 tuổi, khi mẹ tôi hỏi thích món quà gì, Nghi thẳng thắn cho biết rất thích một bộ áo tắm mốt vì mới đến hè, nó nhất định phải đi học bơi. Và chắc chắn nó sẽ bơi rất giỏi.
Nếu không bận vẽ bài, đôi khi tôi cũng ghé hồ bơi gần nhà. Sau khóa học một tháng, em gái tôi đã biết bơi thành thạo. Đứng khuất sau khu vực thay quần áo, tôi có thể thấy em gái mình leo lên cầu nhảy, tung mình lao xuống làn nước xanh biếc. Nó có thể lặp lại điều đó vài ba lần, không chán ngán. Rồi nó bơi quanh hồ vài vòng, thỉnh thoảng nhô đầu lên, phun phèo phèo như một con rái cá, vuốt nước trên mặt và cười một mình.
Tôi nói một mình, là vì ở hồ bơi, rõ ràng không ai quen biết với Nghi cả. Nhưng, con bé vẫn thật tự nhiên, giống như quanh nó không có gì cần phải e dè.
Năm lớp 12, Nghi tuyên bố thi Đại học Kiến trúc, giống như tôi. Ba mẹ khuyên con bé nên chọn ngành khác, dễ dàng hơn. Nhưng nó tuyên bố: “Con sẽ không thất bại đâu!”. Không bàn luận, nhưng tôi biết, thực sự, đây là lựa chọn thử thách với bất kì cô gái nào.
Vẽ năng khiếu là môn duy nhất con bé cần luyện thi. Nhà thầy ở khá xa. Các buổi tối, nó đi học một mình. Ngay cả những hôm bị cảm sốt, nó vẫn không bỏ lớp. Trong quyết tâm học của cô bé, có một điều gì đấy rất đặc biêt, tôi không sao hiểu nổi.
Tôi đã có bạn gái. Tuy nhiên, các buổi tiệc hay dạ hội ở khoa tổ chức, tôi vẫn lấy thêm một vé mời, dẫn Nghi đi cùng. Con bé không phải là cô gái xinh nhất có mặt trong buổi tiệc, nhưng tôi không thể không thấy rằng, rất nhiều cậu bạn của tôi chú ý đến nó. Vẻ rạng ngời, hoạt bát và đầy sức sống của nó thu hút hơn tất cả những bộ trang phục kiểu cọ hay các món trang sức sặc sỡ. Tuy nhiên Nghi không chú ý đến ai cả.
Trên đường về nhà, cô bạn tôi vui vẻ đoán rằng sang năm, nếu Nghi thi đậu vào trường, chắc chắn nó sẽ là cô gái được nhiều chàg trai hy vọng được làm quen nhiều nhất. Con bé lắc đầu, mỉm cười: “Em sẽ đi du học!”. Giờ đây tôi không tỏ ra chế giễu hay ngờ vực nữa. Em gái tôi sẽ làm được những điều nó nói.
Nhờ khả năng tiếng Nhật xuất sắc và điểm thi đại học rất cao, em gái tôi giành được học bổng đặc biệt do một trường đại học ở Kyushu trao tặng. Từ trước tới nay, chỉ có 2 học sinh ở trường tôi được học bổng giá trị này. Lúc chia tay con bé ở sân bay, tôi thì thầm vào tai nó: “Đừng có để mình rơi vào đơn độc nhé!”. Nghi nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Em đi học, nhưng cũng là đến với người mà em rất thương yêu!”. Tôi lặng đi, chợt hiểu…:001::cutesmile:
Anh em tôi vẫn trò chuyện thường xuyên trên net. Lâu lâu, con bé lại gửi hình chụp của bó dạo chơi trên bờ biển ngày cuối tuần. Những bức ảnh do Tiến, bạn cùng lớp tôi hồi năm nhất, chụp. Cậu ấy chính là sinh viên đầu tiên của trường tôi đến học ở trường Kyushu.
Tuần trước, Nghi gửi cho tôi một bức thiếp do nó tự làm, là bức ành nó và Tiến ngồi câu cá trên một mõm đá, bên cạnh một cái xô nhỏ. :mail:Mặt sau bưu thiếp, em gái tôi viết: “Em gặp anh Tiến hồi đi cắm trại cùng lớp anh Hai. Anh ấy rủ em đi câu cá ở bờ biển. em rất ngạc nhiên khi biết rằng giữa hàng triệu sinh vật trong đại dương, những con cá nhỏ nhất vẫn có thể tìm ra nhau. Anh ấy bảo em, để được như thế, những con cá ấy phải thật can đảm, bỏ lại sự yếu ớt của chính nó, để bơi được xa, rất xa…”.:welcome:
Tôi ngắm nó và chàng trai của nó trong bức ảnh. Giờ đây, tôi không còn lạ lùng về những điều mà tình yêu có thể làm được. Tôi chỉ ngạc nhiên tự hỏi, vì sao em gái tôi có thể giữ một cảm xúc thuần khiết và sâu đậm đến thế, ngay từ rung động đầu tiên? :Happy::Happy: