freeman
01-30-2010, 12:40
Đó chỉ là một buổi tối bình thường như bao buổi tối khác ở quảng trường Rotonda, Roma. Đài phun nước trước điện Pantheon vẫn ào ạt chảy như suối, những cơn gió mùa thu vẫn thổi hun hút giữa những góc phố hẹp.
Những dòng người khách du lịch vẫn đi lại không ngớt, những người ngồi bệt trên hè phố ngắm trăng sao vẫn lãng mạn như chưa bao giờ được mơ mộng đến thế trong đời.
Điều khác biệt duy nhất: tối nay, toà thị chính thành phố tổ chức một buổi hòa nhạc ngay phía trước điện Pantheon, nơi quản thi hài của những vị thánh, giáo hoàng và vua Italia. Một tiếng đàn piano mảnh mai cất lên, tiếng đàn violin hoà quyện. Họ đang chơi một sonate lãng mạn và đầy chất thơ của Liszt. Chẳng có gì hấp dẫn bằng một đêm sống trong sự thi vị bậc nhất của Roma, với pizza, âm nhạc. Và những nụ hôn.
Ở phía bên kia quảng trường, có một sân khấu khác. Người nghệ sĩ đường phố lang thang ấy còn rất trẻ. Anh chừng 25 tuổi và có lẽ là một người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội. Anh bôi lên mặt một lớp phấn trắng, đội một chiếc mũ phớt có cài một bông hồng đỏ, mặc chiếc áo thuỷ thủ, đi một đôi giày nhỏ và mềm mà ai tinh ý nhìn kỹ sẽ thấy nó đã sờn rách. Ánh đèn sân khấu là những ngọn đèn đường. Một hình ảnh gợi nhớ đầy xúc động những vóc dáng và động tác của bậc thầy kịch câm Marcel Marceau.
Người nghệ sĩ Pháp vĩ đại mới qua đời cách đây chưa tròn một tháng ấy trước khi chết vẫn than thở rằng mình sẽ không có ai kế tục. Người nghệ sĩ ăn mày kia có lẽ chẳng bao giờ diễn nổi vai hề Pip của Marcel Marceau, nhưng anh có vai diễn của riêng mình trên cái sân khấu tự tạo mà khán giả là khách qua đường và những người đến ăn ở những restaurant đắt tiền trên quảng trường.
Anh nhanh chóng trở thành người làm chủ sân khấu ấy bằng cách chọc cười những khán giả bất đắc dĩ khi bắt chước hài hước nhất động tác của những người vừa đi qua và trêu chọc những thực khách bằng những điệu bộ của hề Charlot.
Tiếng violin réo rắt bên kia quảng trường vẫn vọng sang, trong những bản nhạc đã được viết sẵn và chỉ chờ biểu diễn. Những tiếng vỗ tay vang lên từ đó lan khắp quảng trường nhanh chóng tan biến và lạc lõng bởi những ai có mặt ở đấy đã quay sang vỗ tay người nghệ sĩ lang thang. Anh vẫn mải diễn những trò mới trong một kịch bản đời anh không bao giờ được viết trước như những bản nhạc kia, trong tiếng nhạc du dương như để làm nền cho một vở kịch không bao giờ có điểm kết thúc.
Anh cứ diễn mãi và đêm lạnh Roma như ngưng đọng thời gian trên cái sân khấu nhỏ không hề dàn dựng kia. Những buổi hoà nhạc không phải lúc nào cũng có. Những bản nhạc rồi cũng sẽ kết thúc. Những vở kịch rốt cục cũng hạ màn. Nhưng đêm nào anh cũng ở đây, với một vai diễn không ngừng sáng tạo và không hề vắng khán giả.
Tôi ngồi lặng đi hàng tiếng đồng hồ ngắm anh, và tự hỏi: Trên cái sân khấu đời đầy bất trắc và bon chen mà ta đang sống kia, có bao giờ chính ta cũng như anh, đeo một chiếc mặt nạ trắng, diễn một vai diễn không biết chán ngày này qua ngày khác để kiếm sống, để được yên thân, để cảm thấy an toàn trước những mối đe doạ vô hình và hữu hình từ tứ phía?
Ta đã bao giờ như thế, ta sẽ bao giờ như thế, ta có phải là thằng hề của số phận, ta đã đánh mất mình hay chưa?
Những dòng người khách du lịch vẫn đi lại không ngớt, những người ngồi bệt trên hè phố ngắm trăng sao vẫn lãng mạn như chưa bao giờ được mơ mộng đến thế trong đời.
Điều khác biệt duy nhất: tối nay, toà thị chính thành phố tổ chức một buổi hòa nhạc ngay phía trước điện Pantheon, nơi quản thi hài của những vị thánh, giáo hoàng và vua Italia. Một tiếng đàn piano mảnh mai cất lên, tiếng đàn violin hoà quyện. Họ đang chơi một sonate lãng mạn và đầy chất thơ của Liszt. Chẳng có gì hấp dẫn bằng một đêm sống trong sự thi vị bậc nhất của Roma, với pizza, âm nhạc. Và những nụ hôn.
Ở phía bên kia quảng trường, có một sân khấu khác. Người nghệ sĩ đường phố lang thang ấy còn rất trẻ. Anh chừng 25 tuổi và có lẽ là một người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội. Anh bôi lên mặt một lớp phấn trắng, đội một chiếc mũ phớt có cài một bông hồng đỏ, mặc chiếc áo thuỷ thủ, đi một đôi giày nhỏ và mềm mà ai tinh ý nhìn kỹ sẽ thấy nó đã sờn rách. Ánh đèn sân khấu là những ngọn đèn đường. Một hình ảnh gợi nhớ đầy xúc động những vóc dáng và động tác của bậc thầy kịch câm Marcel Marceau.
Người nghệ sĩ Pháp vĩ đại mới qua đời cách đây chưa tròn một tháng ấy trước khi chết vẫn than thở rằng mình sẽ không có ai kế tục. Người nghệ sĩ ăn mày kia có lẽ chẳng bao giờ diễn nổi vai hề Pip của Marcel Marceau, nhưng anh có vai diễn của riêng mình trên cái sân khấu tự tạo mà khán giả là khách qua đường và những người đến ăn ở những restaurant đắt tiền trên quảng trường.
Anh nhanh chóng trở thành người làm chủ sân khấu ấy bằng cách chọc cười những khán giả bất đắc dĩ khi bắt chước hài hước nhất động tác của những người vừa đi qua và trêu chọc những thực khách bằng những điệu bộ của hề Charlot.
Tiếng violin réo rắt bên kia quảng trường vẫn vọng sang, trong những bản nhạc đã được viết sẵn và chỉ chờ biểu diễn. Những tiếng vỗ tay vang lên từ đó lan khắp quảng trường nhanh chóng tan biến và lạc lõng bởi những ai có mặt ở đấy đã quay sang vỗ tay người nghệ sĩ lang thang. Anh vẫn mải diễn những trò mới trong một kịch bản đời anh không bao giờ được viết trước như những bản nhạc kia, trong tiếng nhạc du dương như để làm nền cho một vở kịch không bao giờ có điểm kết thúc.
Anh cứ diễn mãi và đêm lạnh Roma như ngưng đọng thời gian trên cái sân khấu nhỏ không hề dàn dựng kia. Những buổi hoà nhạc không phải lúc nào cũng có. Những bản nhạc rồi cũng sẽ kết thúc. Những vở kịch rốt cục cũng hạ màn. Nhưng đêm nào anh cũng ở đây, với một vai diễn không ngừng sáng tạo và không hề vắng khán giả.
Tôi ngồi lặng đi hàng tiếng đồng hồ ngắm anh, và tự hỏi: Trên cái sân khấu đời đầy bất trắc và bon chen mà ta đang sống kia, có bao giờ chính ta cũng như anh, đeo một chiếc mặt nạ trắng, diễn một vai diễn không biết chán ngày này qua ngày khác để kiếm sống, để được yên thân, để cảm thấy an toàn trước những mối đe doạ vô hình và hữu hình từ tứ phía?
Ta đã bao giờ như thế, ta sẽ bao giờ như thế, ta có phải là thằng hề của số phận, ta đã đánh mất mình hay chưa?