GaCoChuaBietYeu
03-30-2010, 08:24
Câu chuyện đó đã xảy ra lâu lắm rồi nhưng mỗi lần nhớ đến, thầy lại ứa nước mắt vì đã không quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh của học trò mình. Khi hạ bút chấm con số 0,5, thầy đâu ngờ rằng lời xin lỗi trong bài văn kia chính là nỗi lòng của cô học trò nhỏ: Em không có gia đình, cha mẹ mất sớm, em sống với dì dượng... Nỗi day dứt càng thêm chất chồng khi sau này thầy phát hiện ra chính con điểm 0,5 và lời phê bình gay gắt của thầy đã đẩy cô học trò bé bỏng của mình bỏ học, lưu lạc khắp nơi.
Vậy đó, có những người thầy luôn day dứt với từng câu chữ, với từng lời nói của mình vì sợ làm tổn thương những tâm hồn bé bỏng, nhạy cảm của học trò. Nhưng cũng có không ít thầy cô dửng dưng, vô tâm trước những lời nói “nặng” của mình dành cho học trò. Còn nhớ cách đây không lâu, tại trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định), 132 trên tổng số 566 học sinh khối lớp 10 đã bỏ học vì không chịu nổi lời xúc phạm của một thầy giáo: “Đồ ngu, tụi bây về chăn bò cho rồi”. Mới đây, trên diễn đàn của trường Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), cư dân mạng bàn tán xôn xao về chuyện thầy Đ, giáo viên dạy Sử của trường, chuyên dùng những câu nói khó nghe để dạy học trò: “Đồ ngu như heo”, “Trâu bò còn thông minh hơn em”...
Tuy nhiên, một số bạn lại cho rằng thầy Đ ngoài cái “tật” đó ra lại là một giáo viên giỏi. Giờ Sử của thầy luôn là giờ mong đợi của bao lớp học trò. Có lẽ, vì “cái bóng” của thầy lớn quá nên những điều “vụn vặt” được học trò “cho qua” và cảm thấy mình bị thầy “chửi” cũng là điều... không có gì là ầm ĩ cả ! Nếu là bạn, bạn có đồng tình với sự “thỏa hiệp” để chung sống hòa bình với những lời xúc phạm này không ?
Tớ đã đến nhiều trường, phỏng vấn rất nhiều bạn về vấn đề nhạy cảm: “Hãy nói thẳng, nói thật về thầy cô của bạn” và đã bất ngờ khi hầu hết các bạn đều có “nỗi lòng biết tỏ cùng ai”. Người thì bị cô túm tóc đánh, người thì bị thầy gọi là “cột điện cao thế” vì lên bảng làm bài tập không được, thầy cho đứng dựa tường, người thì bị thầy phê vào bài kiểm tra với những lời lẽ rất khó nghe...
Thầy cô ơi, khi chúng em mắc sai lầm, chúng em rất cần những lời khuyên bảo, uốn nắn kịp thời. Xin thầy cô hãy đối xử với chúng em công bằng, tôn trọng và tế nhị . Khi có được những lời khuyên bảo chân thành, khi luôn thấy có một vòng tay sẵn sàng “nâng” khi mình “vấp ngã” chắc chắn chúng em sẽ trưởng thành hơn...
"thành công đến với những ai biết lắng nghe"
Vậy đó, có những người thầy luôn day dứt với từng câu chữ, với từng lời nói của mình vì sợ làm tổn thương những tâm hồn bé bỏng, nhạy cảm của học trò. Nhưng cũng có không ít thầy cô dửng dưng, vô tâm trước những lời nói “nặng” của mình dành cho học trò. Còn nhớ cách đây không lâu, tại trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định), 132 trên tổng số 566 học sinh khối lớp 10 đã bỏ học vì không chịu nổi lời xúc phạm của một thầy giáo: “Đồ ngu, tụi bây về chăn bò cho rồi”. Mới đây, trên diễn đàn của trường Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), cư dân mạng bàn tán xôn xao về chuyện thầy Đ, giáo viên dạy Sử của trường, chuyên dùng những câu nói khó nghe để dạy học trò: “Đồ ngu như heo”, “Trâu bò còn thông minh hơn em”...
Tuy nhiên, một số bạn lại cho rằng thầy Đ ngoài cái “tật” đó ra lại là một giáo viên giỏi. Giờ Sử của thầy luôn là giờ mong đợi của bao lớp học trò. Có lẽ, vì “cái bóng” của thầy lớn quá nên những điều “vụn vặt” được học trò “cho qua” và cảm thấy mình bị thầy “chửi” cũng là điều... không có gì là ầm ĩ cả ! Nếu là bạn, bạn có đồng tình với sự “thỏa hiệp” để chung sống hòa bình với những lời xúc phạm này không ?
Tớ đã đến nhiều trường, phỏng vấn rất nhiều bạn về vấn đề nhạy cảm: “Hãy nói thẳng, nói thật về thầy cô của bạn” và đã bất ngờ khi hầu hết các bạn đều có “nỗi lòng biết tỏ cùng ai”. Người thì bị cô túm tóc đánh, người thì bị thầy gọi là “cột điện cao thế” vì lên bảng làm bài tập không được, thầy cho đứng dựa tường, người thì bị thầy phê vào bài kiểm tra với những lời lẽ rất khó nghe...
Thầy cô ơi, khi chúng em mắc sai lầm, chúng em rất cần những lời khuyên bảo, uốn nắn kịp thời. Xin thầy cô hãy đối xử với chúng em công bằng, tôn trọng và tế nhị . Khi có được những lời khuyên bảo chân thành, khi luôn thấy có một vòng tay sẵn sàng “nâng” khi mình “vấp ngã” chắc chắn chúng em sẽ trưởng thành hơn...
"thành công đến với những ai biết lắng nghe"