Rynno
06-30-2010, 08:52
Mỗi năm, khi vào dịp nghỉ các bậc phụ huynh lại rộn lên mối lo về việc giữ trẻ như thế nào trong suốt mùa hè. Và một điều được nghĩ đến đầu tiên là sách gì cho trẻ em. Ngay trong những ngày nghỉ hè đầu tiên, vào dịp 1/6 hàng năm, các em được bố mẹ đưa đi đến hiệu sách để mua các cuốn truyện cho các em đọc trong suốt kỳ nghỉ.
Mấy năm gần đây, sách truyện thiếu nhi được in nhiều, in trên giấy tốt, hình vẽ bắt mắt, chủng loại phong phú, hình thức cải tiến, phù hợp với các em thiếu nhi. Từ những nhà xuất bản lớn như Giáo dục, Kim Đồng đến các nhà xuất bản địa phương hay ngành như Đồng Nai, Mỹ thuật, Văn học …cũng tham gia vào việc in ấn và phát hành truyện tranh cho thiếu nhi, chứng tỏ thị trường này đang còn rất hút khách.
Truyện cổ tích và những biến tướng trong truyện tranh
Những câu chuyện cổ tích chính là kết tinh của trí tuệ và tâm hồn Việt lưu truyền trong dân gian từ ngàn đời nay. Mỗi chi tiết, mỗi một câu chuyện đều ít nhiều mang tính mã hóa một điều gì đó mà cha ông ta gửi gắm. Theo thời gian, các chi tiết ấy được sàng lọc và mang tính biểu tượng cao.
Gần đây, những tập truyện tranh cổ tích Việt Nam đã được xuất bản nhiều, và dường như truyện tranh nào cũng thay đổi các chi tiết trong bản kể cổ tích, làm méo mó hình ảnh các nhân vật qua những lời thoại kệch cỡm.
Như vậy, việc thay đổi các chi tiết hoặc nội dung câu chuyện, “làm mới” chúng, sẽ càng ngày càng làm sai lệch các giá trị biểu trưng đó, càng làm cho trẻ em xa rời truyền thống và càng kích thích trẻ em bịa đặt và phá phách các câu chuyện cổ tích.
Tuy nhiên có một số chi tiết của truyện cổ tích không còn phù hợp với cuộc sống mới, cần phải lược bỏ. Thêm nữa, truyện cổ tích là sáng tạo của người lớn, và ngày xưa không phải là dành riêng cho trẻ con. Tôi lấy ví dụ như chuyện cô Tấm trả thù cô Cám bằng cách băm xác Cám để làm mắm, rồi gửi về cho mẹ Cám, thì dứt khoát là nên bỏ đi, không nên đưa vào truyện cho thiếu nhi. Dân gian sáng tạo câu chuyện đó là để thỏa mãn cho nguyện vọng cái Thiện thắng cái Ác. Câu chuyện bà mẹ của Đinh Tiên Hoàng đi ra bờ sông bị con rái cá hiếp rồi sinh ra Đinh Tiên Hoàng chẳng hạn, cũng không nên đưa vào truyện cho thiếu nhi chi tiết này.
Những người làm sách cần phải có hiểu biết về truyện cổ tích – đó là sáng tạo của nhân dân, và chưa bao giờ trong lịch sử truyện cổ tích chỉ dành cho thiếu nhi. Vì thế, phải biết chọn lọc để giới thiệu riêng cho thiếu nhi những câu chuyện cổ tích phù hợp.
Ở đây cần nói rõ một chuyện này, đó là một câu chuyện cổ tích, khi kể bằng lời (hoặc in thành chữ) thì nó khác hẳn với việc vẽ bằng hình ảnh. Việc thể hiện một câu chuyện cổ tích bằng hình vẽ có cái khó riêng là không được dùng nhiều lời (chữ), câu thoại không quá dài và đặc biệt là phải hấp dẫn, nhanh gọn.
Tuy vậy, không thể vì thế mà được phép làm biến tướng, thêm thắt những nội dung, câu chữ, hình vẽ quá hiện đại vào trong câu chuyện kể đưa đến cho các em.
Các truyện tranh cổ tích thường do các nhà xuất bản Giáo dục, Kim Đồng …xuất bản và phát hành. Đây là những nhà xuất bản lớn, có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền cho học sinh về đạo đức và lối sống, vun đắp những nét đẹp nhân văn cho trẻ em; hệ thống phát hành phủ sóng toàn quốc. Vì thế, những nhà xuất bản này phải chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm tinh thần này. Trường hợp nếu có những sản phẩm sai lạc, phản tác dụng giáo dục được lưu hành thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Chúng ta hãy gieo nhân lành trong tâm hồn trẻ thơ.
Người lớn chúng ta hôm nay, không ai là không nhớ đến những câu chuyện cổ tích được nghe, được đọc từ thuở ấu thơ. Những câu chuyện đó đã đi vào ký ức của mỗi tâm hồn chúng ta. Nay, những câu chuyện cổ tích đó, khi đã bị biến tướng đi rồi cũng sẽ hằn in trong con trẻ và theo chúng đi suốt cuộc đời. Nếu chúng ta dạy cho chúng một điều lành, một điều thiện, thì chúng sẽ đem nó đi suốt cuộc đời. Ngược lại, nếu chúng ta cho chúng một điều ác, điều dữ, thì chẳng khác nào chúng ta gài một lưỡi dao trong tâm hồn chúng. Nhất định có ngày, lưỡi dao đó sẽ được vung lên…
Người xưa nói: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Chúng ta hãy gieo nhân lành trong tâm hồn trẻ thơ.
Các nhà xuất bản hãy nghĩ đến đạo đức xã hội, đến tương lai của đất nước, đừng chỉ vì cái lợi trước mắt hôm nay mà xao nhãng việc đọc duyệt, kiểm soát và chối bỏ trách nhiệm đối với vấn đề này.
Việc đã quá nghiêm trọng và gấp! Chúng ta ai cũng biết ai phải chịu trách nhiệm về việc này rồi! Bây giờ là bắt tay vào việc cứu vãn, nếu không sẽ là quá muộn! Chúng ta đã gài quá nhiều lưỡi dao vào tâm hồn hàng triệu trẻ em rồi!
Mấy năm gần đây, sách truyện thiếu nhi được in nhiều, in trên giấy tốt, hình vẽ bắt mắt, chủng loại phong phú, hình thức cải tiến, phù hợp với các em thiếu nhi. Từ những nhà xuất bản lớn như Giáo dục, Kim Đồng đến các nhà xuất bản địa phương hay ngành như Đồng Nai, Mỹ thuật, Văn học …cũng tham gia vào việc in ấn và phát hành truyện tranh cho thiếu nhi, chứng tỏ thị trường này đang còn rất hút khách.
Truyện cổ tích và những biến tướng trong truyện tranh
Những câu chuyện cổ tích chính là kết tinh của trí tuệ và tâm hồn Việt lưu truyền trong dân gian từ ngàn đời nay. Mỗi chi tiết, mỗi một câu chuyện đều ít nhiều mang tính mã hóa một điều gì đó mà cha ông ta gửi gắm. Theo thời gian, các chi tiết ấy được sàng lọc và mang tính biểu tượng cao.
Gần đây, những tập truyện tranh cổ tích Việt Nam đã được xuất bản nhiều, và dường như truyện tranh nào cũng thay đổi các chi tiết trong bản kể cổ tích, làm méo mó hình ảnh các nhân vật qua những lời thoại kệch cỡm.
Như vậy, việc thay đổi các chi tiết hoặc nội dung câu chuyện, “làm mới” chúng, sẽ càng ngày càng làm sai lệch các giá trị biểu trưng đó, càng làm cho trẻ em xa rời truyền thống và càng kích thích trẻ em bịa đặt và phá phách các câu chuyện cổ tích.
Tuy nhiên có một số chi tiết của truyện cổ tích không còn phù hợp với cuộc sống mới, cần phải lược bỏ. Thêm nữa, truyện cổ tích là sáng tạo của người lớn, và ngày xưa không phải là dành riêng cho trẻ con. Tôi lấy ví dụ như chuyện cô Tấm trả thù cô Cám bằng cách băm xác Cám để làm mắm, rồi gửi về cho mẹ Cám, thì dứt khoát là nên bỏ đi, không nên đưa vào truyện cho thiếu nhi. Dân gian sáng tạo câu chuyện đó là để thỏa mãn cho nguyện vọng cái Thiện thắng cái Ác. Câu chuyện bà mẹ của Đinh Tiên Hoàng đi ra bờ sông bị con rái cá hiếp rồi sinh ra Đinh Tiên Hoàng chẳng hạn, cũng không nên đưa vào truyện cho thiếu nhi chi tiết này.
Những người làm sách cần phải có hiểu biết về truyện cổ tích – đó là sáng tạo của nhân dân, và chưa bao giờ trong lịch sử truyện cổ tích chỉ dành cho thiếu nhi. Vì thế, phải biết chọn lọc để giới thiệu riêng cho thiếu nhi những câu chuyện cổ tích phù hợp.
Ở đây cần nói rõ một chuyện này, đó là một câu chuyện cổ tích, khi kể bằng lời (hoặc in thành chữ) thì nó khác hẳn với việc vẽ bằng hình ảnh. Việc thể hiện một câu chuyện cổ tích bằng hình vẽ có cái khó riêng là không được dùng nhiều lời (chữ), câu thoại không quá dài và đặc biệt là phải hấp dẫn, nhanh gọn.
Tuy vậy, không thể vì thế mà được phép làm biến tướng, thêm thắt những nội dung, câu chữ, hình vẽ quá hiện đại vào trong câu chuyện kể đưa đến cho các em.
Các truyện tranh cổ tích thường do các nhà xuất bản Giáo dục, Kim Đồng …xuất bản và phát hành. Đây là những nhà xuất bản lớn, có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền cho học sinh về đạo đức và lối sống, vun đắp những nét đẹp nhân văn cho trẻ em; hệ thống phát hành phủ sóng toàn quốc. Vì thế, những nhà xuất bản này phải chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm tinh thần này. Trường hợp nếu có những sản phẩm sai lạc, phản tác dụng giáo dục được lưu hành thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Chúng ta hãy gieo nhân lành trong tâm hồn trẻ thơ.
Người lớn chúng ta hôm nay, không ai là không nhớ đến những câu chuyện cổ tích được nghe, được đọc từ thuở ấu thơ. Những câu chuyện đó đã đi vào ký ức của mỗi tâm hồn chúng ta. Nay, những câu chuyện cổ tích đó, khi đã bị biến tướng đi rồi cũng sẽ hằn in trong con trẻ và theo chúng đi suốt cuộc đời. Nếu chúng ta dạy cho chúng một điều lành, một điều thiện, thì chúng sẽ đem nó đi suốt cuộc đời. Ngược lại, nếu chúng ta cho chúng một điều ác, điều dữ, thì chẳng khác nào chúng ta gài một lưỡi dao trong tâm hồn chúng. Nhất định có ngày, lưỡi dao đó sẽ được vung lên…
Người xưa nói: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Chúng ta hãy gieo nhân lành trong tâm hồn trẻ thơ.
Các nhà xuất bản hãy nghĩ đến đạo đức xã hội, đến tương lai của đất nước, đừng chỉ vì cái lợi trước mắt hôm nay mà xao nhãng việc đọc duyệt, kiểm soát và chối bỏ trách nhiệm đối với vấn đề này.
Việc đã quá nghiêm trọng và gấp! Chúng ta ai cũng biết ai phải chịu trách nhiệm về việc này rồi! Bây giờ là bắt tay vào việc cứu vãn, nếu không sẽ là quá muộn! Chúng ta đã gài quá nhiều lưỡi dao vào tâm hồn hàng triệu trẻ em rồi!