¬S2«——SuZïn
07-19-2010, 07:47
http://img.news.zing.vn/img/370/t370520.jpg
(Zing) - Thông tin về loài bọ xít hút máu người xuất hiện nhiều tại các khu dân cư đã khiến không ít người dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, theo phản ánh của nhiều người dân, loài bọ xít này xuất hiện ngày càng nhiều.
Phóng viên Zing đã trao đổi với TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, PGS.TS Nguyễn Văn Châu, khoa Côn trùng - Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng TƯ để giải đáp những thắc mắc của độc giả xung quanh loài côn trùng này.
Phân biệt bọ xít hút máu người với bọ xít thông thường?
Bọ xít hút máu người dài 9,5-33mm, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng. Ngoài khu vực có sọc vàng, bọ xít hút máu người có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... So với các loài bọ xít khác do Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thu thập được, bọ xít hút máu người to gấp đôi, thường cỡ đầu ngón tay, phần bụng rộng và dẹp.
Đặc tính và nơi cư trú của bọ xít hút máu người?
Bọ xít đẻ trứng, trứng nở ra thiếu trùng. Thiếu trùng có 5 tuổi (từ 1- 5). Thiếu trùng giống con trưởng thành nhưng bé hơn, chưa có cánh và thiếu cơ quan sinh dục. Cả con đực và con cái đều hút máu. Chúng có thể chích mọi vị trí trên cơ thể, nhất là nơi để trần như tay, chân, mặt. Chúng chích hút cả khi người đang ngủ. Con trưởng thành có thể bay đi nơi khác tìm vật chủ mới và chỗ ở mới. Thiếu trùng và con trưởng thành sống ở kẽ đất, khe tường, ban đêm rời nơi trú ẩn tìm mồi hút máu, khi no trở về nơi trú ẩn. Không chỉ những nơi ẩm thấp, bọ xít hút máu người còn có mặt tại những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Ở Hà Nội, những vùng được báo là xuất hiện bọ xít hút máu người là: phố Cầu Đất, quận Hà Đông, khu Vĩnh Tuy, khu Nghĩa Đô, vườn Quốc gia Ba Vì…
Tác hại của bọ xít hút máu người?
Tại một số nước trên thế giới như tại khu vực Trung và Nam Mỹ, đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh Chaga’s, bệnh về máu do bọ xít hút máu truyền. Nguy hiểm của căn bệnh này là biểu hiện bệnh muộn, thường có triệu chứng sau 1 đến 3 tháng đầu bị đốt. Người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ngủ vặt nhiều. Mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, gây các bệnh về máu như tắc nghẽn mạch máu, rung tim... gây tử vong cho nạn nhân.
Các vết đốt có biểu hiện sưng tấy, ngứa và đau, sau 3-5 ngày tự lành. Theo TS Lam, khi bị cắn nên rửa vệ sinh sạch, bôi kem chống dị ứng côn trùng hoặc vôi, kem đánh răng.
Về khả năng truyền bệnh, theo TS. Lam, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Đồng thời, cũng chưa ghi nhận được trường hợp bệnh nhân nào bị phát bệnh do bọ xít đốt.
Phương pháp diệt bọ xít hút máu người?
Không nên dùng thuốc diệt côn trùng để diệt bọ xít hút máu người vì không phải nhà nào cũng có. Mặt khác, mùa nóng thuốc dễ gây mùi nồng nặc và ức chế cho người, nhất là trẻ nhỏ.
Phương pháp tối ưu mà TS Lam và TS Châu đưa ra là nên soi tìm bọ xít bằng đèn pin và diệt bằng tay, tìm kiếm tại các khe tối trong nhà (kẽ tủ, kẽ giường...) là nơi chúng thường ẩn nấp, làm tổ. Chú ý diệt cả trứng, con non và trưởng thành, phát quang cây cỏ quanh nhà vì đây là nơi các động vật hoang dã trú ẩn và có thể sẽ xâm nhập vào nhà gây nguy hiểm bọ xít hút máu người đã xuất hiện tại Quy nhơ , Huế, Hà Lội .:D
(Zing) - Thông tin về loài bọ xít hút máu người xuất hiện nhiều tại các khu dân cư đã khiến không ít người dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, theo phản ánh của nhiều người dân, loài bọ xít này xuất hiện ngày càng nhiều.
Phóng viên Zing đã trao đổi với TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, PGS.TS Nguyễn Văn Châu, khoa Côn trùng - Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng TƯ để giải đáp những thắc mắc của độc giả xung quanh loài côn trùng này.
Phân biệt bọ xít hút máu người với bọ xít thông thường?
Bọ xít hút máu người dài 9,5-33mm, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng. Ngoài khu vực có sọc vàng, bọ xít hút máu người có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... So với các loài bọ xít khác do Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thu thập được, bọ xít hút máu người to gấp đôi, thường cỡ đầu ngón tay, phần bụng rộng và dẹp.
Đặc tính và nơi cư trú của bọ xít hút máu người?
Bọ xít đẻ trứng, trứng nở ra thiếu trùng. Thiếu trùng có 5 tuổi (từ 1- 5). Thiếu trùng giống con trưởng thành nhưng bé hơn, chưa có cánh và thiếu cơ quan sinh dục. Cả con đực và con cái đều hút máu. Chúng có thể chích mọi vị trí trên cơ thể, nhất là nơi để trần như tay, chân, mặt. Chúng chích hút cả khi người đang ngủ. Con trưởng thành có thể bay đi nơi khác tìm vật chủ mới và chỗ ở mới. Thiếu trùng và con trưởng thành sống ở kẽ đất, khe tường, ban đêm rời nơi trú ẩn tìm mồi hút máu, khi no trở về nơi trú ẩn. Không chỉ những nơi ẩm thấp, bọ xít hút máu người còn có mặt tại những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Ở Hà Nội, những vùng được báo là xuất hiện bọ xít hút máu người là: phố Cầu Đất, quận Hà Đông, khu Vĩnh Tuy, khu Nghĩa Đô, vườn Quốc gia Ba Vì…
Tác hại của bọ xít hút máu người?
Tại một số nước trên thế giới như tại khu vực Trung và Nam Mỹ, đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh Chaga’s, bệnh về máu do bọ xít hút máu truyền. Nguy hiểm của căn bệnh này là biểu hiện bệnh muộn, thường có triệu chứng sau 1 đến 3 tháng đầu bị đốt. Người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ngủ vặt nhiều. Mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, gây các bệnh về máu như tắc nghẽn mạch máu, rung tim... gây tử vong cho nạn nhân.
Các vết đốt có biểu hiện sưng tấy, ngứa và đau, sau 3-5 ngày tự lành. Theo TS Lam, khi bị cắn nên rửa vệ sinh sạch, bôi kem chống dị ứng côn trùng hoặc vôi, kem đánh răng.
Về khả năng truyền bệnh, theo TS. Lam, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Đồng thời, cũng chưa ghi nhận được trường hợp bệnh nhân nào bị phát bệnh do bọ xít đốt.
Phương pháp diệt bọ xít hút máu người?
Không nên dùng thuốc diệt côn trùng để diệt bọ xít hút máu người vì không phải nhà nào cũng có. Mặt khác, mùa nóng thuốc dễ gây mùi nồng nặc và ức chế cho người, nhất là trẻ nhỏ.
Phương pháp tối ưu mà TS Lam và TS Châu đưa ra là nên soi tìm bọ xít bằng đèn pin và diệt bằng tay, tìm kiếm tại các khe tối trong nhà (kẽ tủ, kẽ giường...) là nơi chúng thường ẩn nấp, làm tổ. Chú ý diệt cả trứng, con non và trưởng thành, phát quang cây cỏ quanh nhà vì đây là nơi các động vật hoang dã trú ẩn và có thể sẽ xâm nhập vào nhà gây nguy hiểm bọ xít hút máu người đã xuất hiện tại Quy nhơ , Huế, Hà Lội .:D