View Full Version : đề thi
Mình xin viet bải kiểm tra nghe(Hóa BCB)
HKI
A) Phần chung cho tất cả các học sinh:
Câu 1:(1đ) Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí đối với hidro của nguyên tố này chứa 8,82% hidro về khối lượng. Xác định R và công thức phân tử hợp chất khí đối với hidro.
Câu 2:(1đ) Nguyên tử M có số khối là 54, tổng số hạt trong ion M2+ là 78. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn.
Câu 3:(1đ) Cho các phân tử sau: N2, HCl, NH3, CaCl2, Al2S3, MgO. Xác định loại liên kết có trong từng phân tử. Sắp xếp các phân tử trên theo chiều độ phân cực của liên kết tăng dần. (Biết độ âm điện của: N = 3,04; H = 2,2; Cl = 3,16; O = 3,44; Mg = 1,31; Ca = 1,0;
Al =1,61; S= 2,58 ).
Câu 4:(1đ) So sánh tính bazơ của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 , KOH .Giải thích.
(ZNa=11; ZK=19 ; ZAl= 13; ZMg=12)
Câu 5:(1đ) Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Câu 6:(1đ) X là nguyên tử có 12 proton, Y là nguyên tử có 17 electron. Công thức của hợp chất hình thành giữa hai nguyên tố X và Y. Giải thích sự hình thành liên kết?
Câu 7:(1đ) Các ion X+, Y- đều có cấu hình electron 1s22s22p6 . Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y và xác định vị trí của các nguyên tố đó trong HTTH.
Câu 8:(1đ) Cho 8 g một kim loại A nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 4,48 lít khí hidro (đktc). Xác định kim loại A.
B)Phần riêng :
1/Phần dành cho chương trình chuẩn:
Câu 9: (1đ) Trong hợp chất sau: Na2S, Na2SO3, SO2, H2SO4, hợp chất nào S không thể hiện tính oxi hóa? Giải thích?
Câu 10: (1đ) Cho 2,24 g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2 g CuO nung nóng. Xác định khối lượng của chất rắn trong ống sau phản ứng.
hoangtu24492
09-03-2009, 08:09
ok rui do..................
như dzây hay hơn ko.........
Các bạn vô chung sức giải bài đi
Tiếp nè các bạn ơi:024:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I.
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (6 điểm)
Câu 1: Xác định số hạt proton, nơtron, electron của các nguyên tử: Mg, Ca
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 12. Xác định ký hiệu nguyên tử X.
Câu 3: Ion M3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 .
a. Xác định cấu hình electron nguyên tử M.
b. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn.
Câu 4: Cân bằng các phương trình phản ứng hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron.
(Chỉ rõ chất oxyhóa và chất khử)
a. Cu + H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + H2O
b. Cl2 + KOHđ KCl + KClO3 + H2O
Câu 5: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B và 10B , nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8.
Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị.
Câu 6: Cho nguyên tố X (Z = 16), Y (Z = 20).
- Viết công thức hợp chất khí của X với hidro. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X ; của Y.
- Các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng trên có tính axit hay bazơ ?
B. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: (4 điểm)
Câu 7: Cho các nguyên tố sau: 11Na; 16S; 13Al; 17Cl. Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính giảm dần và giải thích.
Câu 8: Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H2O thu được 1,12 lít (đktc). Xác định tên hai kim loại A, B. Biết A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau. ( Cho Li : 7 ; Na : 23 ; K : 39 ; Rb : 85 ; Cs : 133 )
Câu 9: Hợp chất khí của Hidro với nguyên tố X có dạng XH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng. Tìm tên X. (Cho biết : N : 14; P : 31; O : 16; H : 1; As : 75)
Câu 10: Viết công thức electron và công thúc cấu tạo của các chất sau: O2; HF; H2O; HNO3
Tiếp nữa nè:snicker:
ĐỀ THI HỌC KỲ I
A. PHẦN CHUNG BẮT BUỘC CẢ 2 BAN (7 ĐIỂM):
Câu 1 (2điểm): Phân biệt cấu trúc của ADN và ARN ?
Câu 2 ( 1.5 điểm):Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
Câu 3 (1.5 điểm): Enzim là gì? Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của Enzim?
Câu 4 (1 điểm): Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát của hô hấp tế bào?
Câu 5 (1diểm): Trình bày các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào?
B. PHẦN RIÊNG
I. Phần dành cho ban cơ bản:
Câu 5 (1.5 điểm): Hãy giải thích các thuật ngữ sau đây: Cho ví dụ?
- Cacbohyđrat.
- Đường đơn.
- Đường đôi.
- Đường đa.
Câu 6 (1.5 điểm): Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng ?
hoangtu24492
09-03-2009, 08:33
tốt lm.......... có gắng đi nha.............
Tiếp nè
Đề 1
I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (7điểm)
Câu1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
Câu 2 Nêu cấu trúc và chức năng của phân tử mỡ?
Câu 3.Nêu các chức năng chính của prôtêin?
Câu 4. Một gen có 400 cặp A – T và 300 cặp G – X . Tính tổng số nuclêôtit, chiều dài, chu kì xoắn và khối lượng của gen nói trên?
Câu 5. Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của thành tế bào vi khuẩn?
Câu 6. Nêu cấu trúc và chức năng của lục lạp?
Câu 7. Vì sao sau khi muối cà, cà nhăn nheo và có vị mặn?
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BAN CƠ BẢN
Câu 8. Trình bày cấu trúc hoá học và chức năng của phân tử ATP?
Câu 9.Hô hấp tế bào gồm những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn diễn ra ở đâu?
Câu10.So sánh 2 pha của quang hợp về nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm?
Đề 2:
A. PHẦN CHUNG: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Phân biệt quá trình vận chuyển thụ động và quá trình vận chuyển chủ động? Cho ví dụ
Câu 2: (2 điểm): Quang hợp là gì? Phương trình tổng quát quá trình quang hợp? Ý nghĩa quá trình quang hợp?
Câu 3: (2 điểm): Enzim là gì? Cơ chế hoạt động của enzim? Nêu vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất?
Câu 4: (2 điểm): Một phân tử ADN có chiều dài 0,51um. Trong đó nuclêotit loại A chiếm 20% tổng số nuclêotit.
a. Tính số nuclêotit mỗi loại của phân tử ADN?
b. Biết số nuclêotit trên mạch thứ nhất G = 350; A = 250. Tính số nuclêotit trên mỗi mạch của phân tử ADN?
B. PHẦN RIÊNG: (2 điểm)
(Dành cho học sinh cơ bản)
Câu 5: (2 điểm): Giới sinh vật là gì? Đặc điểm chung của giới nấm? Hình thức dinh dưỡng của giới nấm?
Nữa nè
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ INĂM HỌC 08-09
MÔN SINH: 10 – CT CHUẨN
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)
Câu 1: Đơn phân cấu trúc nên ADN được cấu tạo bởi :
A. Axit photphoric, Đường pentôzơ, Bazơ nitơ. B. Axit photphoric, Đường ribôzơ, Bazơ nitơ
C. Axit photphoric, Đường glucôzơ, Bazơ nitơ D. Axit photphoric, Đường đêoxy ribôzơ, Bazơ nitơ
Câu 2: Bốn loại nuclêôtit của ADN phân biệt nhau bởi thành phần nào dưới đây :
A. Bazơ nitơ. B. Đường và bazơ nitơ
C. Axit photphoric. D. Đường.
Câu 3: Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN phân biệt nhau bởi :
A. Bốn loại Bazơ. B. Gốc đườngvà 1 loại bazơ nitơ
C. Nhóm P. D. Bazơ nitơ loại A
Câu 4: Phân tử ADN có cấu trúc bền vững nhưng linh hoạt là nhờ liên kết :
A. Peptit. B. Hyđrô.
C. Este. D. Cộng hóa trị.
Câu 5: Vi khuẩn, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh giống nhau ở đặc điểm nào sau đây:
A. Cơ thể được cấu tạo bởi một tế bào.
B. Cơ thể được cấu tạo bởi màng, chất nguyên sinh và nhân có màng bao bọc.
C. Sống tự do.
D. Gây bệnh cho động vật. thực vật và người.
Câu 6: Lưới nội chất có chức năng nào sau đây:
A. Là nơi neo đậu của các bào quan. B. Đóng gói phân phối các sản phẩm của tế bào.
C. Tổng hợp prôtêin. D. Cung cấp nguồn năng lượng.
Câu 7: Chất đi vào chuỗi chuyền điện tử của hô hấp là:
A. Axit piruvic, ATP, NADH. B. ATP và NADH.
C. NADH và FADH2. D. NADH, axit piruvic.
Câu 8: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan ở môi trường bên trong, môi trường đó được gọi là:
A. Môi trường axit B. Môi trường ưu trương.
C. Môi trường đẳng trương. D. Môi trường nhược trương.
Câu 9: Sinh vật nào sau đây không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại:
A. Nấm men. B. Nấm đảm. C. Nấm mốc. D. Nấm nhầy.
Câu 10: Đơn phân này nối với đơn phân kia trong chuỗi polypeptit là nhờ liên kết:
A. Peptit. B. Photpho đieste. C. Cộng hóa trị. D. Glycôzit
Câu 11: Tế bào bài tiết được các chất tiết ra môi trường là nhờ bào quan nào sau đây:
A. Mạng lưới nội chất. B. Ty thể.
C. Lạp thể. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 12: Cấu trúc bậc ba của phân tử Prôtêin được hình thành do:
A. Hai hay nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau.
B. Chuỗi polypeptit cuộn xoắn phức tạp.
C. Chuỗi polypeptit xoắn lại ở mức độ đơn giản.
D. Các axitamin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Câu 13: Tế bào nào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào bạch cầu.
Câu 14: Các thành phần cấu tạo của ATP là:
A. Bazơ nitơ ađênin, đường đêoxyribôzơ, 3 nhóm photphat.
B. Bazơ nitơ, đường và 3 nhóm photphat.
C. Bazơ nitơ timin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. Bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 15: Đặc điểm phân biệt cấu trúc bậc 4 của phân tử prôtêin với các bậc còn lại là:
A. Cấu trúc bởi 2 hay nhiều chuỗi polypeptit.
B. Chuỗi polypeptit cuộn xoắn hoặc gấp nếp.
C. Chuỗi polypeptit có dạng lò xo.
D. Bị biến tính dưới tác dụng của to, độ pH…trong môi trường.
Câu 16: Phân biệt ba loại ARN người ta dựa vào :
A. Cấu trúc của ARN. B. Số mạch của ARN
C. Chức năng của ARN. D. Đơn phân của ARN.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Có mấy phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Nêu khái niệm vận chuyển thụ động và phân biệt cơ chế vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu cơ chế truyền năng lượng của ATP? Vì sao nói ATP là hợp chất cao năng?
Câu 3: (1,5 điểm)
Một phân tử AND có chiều dài 4080 Ao, trong phân tử AND có số nucleotit loại A = 2G.
a. Tính số nucleotit của phân tử AND ?
b. Tính số nucleotit mỗi loại của phân tử AND
Coi tiếp trang 2 nghe
A. PHẦN CHUNG CHO CẢ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO
Câu 1 : (1 điểm) Hãy nêu các đặc điểm của mã di truyền.
Câu 2 : (1 điểm) Thường biến là gì ? Hãy nêu các đặc điểm và vai trò của thường biến.
Câu 3 : (1 điểm) Dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào làm xuất hiện kiểu gen BBB ?
Sự kết hợp giữa các loại giao tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào đã tạo ra kiểu gen nói trên ?
Câu 4 : (1 điểm) Liên kết gen là gì ?
Gen thứ nhất gồm 2 alen là A và a, gen thứ hai gồm 2 alen là B và b. Các gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ? Hãy viết các kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
Câu 5 : (1 điểm) Gen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gen a, quy định hoa trắng. Trình bày phép lai phân tích để phân biệt kiểu gen đồng hợp và kiểu gen dị hợp.
Câu 6 : (1 điểm) Về mặt cấu trúc chung thì gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ và gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực giống nhau và khác nhau như thế nào ?
Câu 7 : (1 điểm) Cho ruồi giấm đực thân xám, cánh dài dị hợp tử 2 cặp gen lai với ruồi giấm cái thân đen, cánh ngắn thì đời con có mấy loại kiểu hình ? Lí do ?
Câu 8 : (1 điểm) Loại biến dị nào di truyền được cho đời sau ? Vì sao không nên gây đột biến tam bội cho lúa, ngô ?
B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 9 : (1 điểm) Ưu thế lai là gì ? Hãy trình bày phương pháp tạo ưu thế lai.
Câu 10 : (1 điểm) Gen thứ nhất gồm 1 alen, gen thứ hai gồm 2 alen, gen thứ ba gồm 3 alen. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen trong quần thể ?
hoangtu24492
09-04-2009, 07:17
hay lm.......... cố gắng post bài nha..............
Nếu cần đáp án mấy để đó thì liên hệ xuantham_tham nhe
Tiếp nữa nè
. PHẦN CHUNG (8điểm)
Câu 1: (1.5đ) Trình bày cấu trúc liên quan đến chức năng của màng sinh chất?
Câu 2: (1.5đ) Liệt kê các chức năng chính của Prôtêin?
Câu 3:(1.5đ) Hãy cho biết đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN giúp chúng thực hiện được chức
năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 4:(2đ) Hoàn thành bảng sau
Các đặc điểm so sánh Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron
Nơi xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Ý nghĩa
Câu 5:(1,5đ) Nêu các chức năng chính của màng sinh chất (1,5đ)
II. PHẦN RIÊNG (2điểm)
(Học sinh học chương trình nào thì chỉ được làm bài theo chương trình đó)
Dành cho chương trình cơ bản
6a. Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzym. Vai trò enzym trong tế bào sống
Siêng ghê nhỉ
Không hổ danh là 10 B1
Cố gắng thêm nha. Diễn đàn đang cần những bài viết có chất lượng như vậy.
hoangtu24492
09-04-2009, 08:35
thầy Dũng khen lun..............
xem ra phải cố găng đó nha..................
dạ cám ơn thầy dũng đã khen em sẽ cố gắng hết sức
Mình xin post tiếp nè
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. O3 chỉ có tính oxi hoá.
B. O3 và H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
C. H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
D. O3 và H2O2 đều có thể hiện tính oxi hoá .
Câu 2: Hãy cho biết người ta sử dụng yếu tố nào trong các yếu tố sau để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp rắc men vào tinh bột đã dược nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Xúc tác B. Nhiệt độ C. Áp suất D. Nồng độ
Câu 3: Khi sục 1,12 lít khí H2S (đktc) vào 50ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được là:
A. Na2S v à NaHS B. NaHS C. Na2S D. Na2S và NaOH
Câu 4: Cho các dung dịch: KCl, NaNO3, K2SO4. Chọn thuốc thử phù hợp dưới đây để có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. BaCl2, Phenolphtalein B. Phenolphtalein, quỳ tím
C. BaCl2, AgNO3 D. AgNO3, quỳ tím
Câu 5: Cho a (g) hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 4,48lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng thì thoát ra 8,96lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm kim loại Cu và Fe có trong hỗn hợp là:
A. 30% và 70%. B. 50%. và 50 %
C. 40% và 60%. D. 36,36 % và 63,64%.
Câu 6: Muốn pha loãng H2SO4 đậm đặc nên làm theo cách nào dưới đây
A. Dùng SO3 cho vào nước
B. Rót axit và nước đồng thời vào bình thuỷ tinh.
C. Rót từ từ axit vào nước.
D. Rót từ từ nước vào axit.
Câu 7: Cho các dung dịch sau: NaNO3; HCl; Na2SO4; Ba(OH)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên:
A. KOH B. AgNO3 C. Quỳ tím D. BaCl2
Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 12,6 gam B. 37,8 gam C. 25,2 gam D. 50,4 gam
Câu 9: Cho 10g dung dịch HCl tác dụng với dd AgNO3 thì thu được 14,35g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dd HCl phản ứng là
A. 35% B. 50% C. 15% D. 36,5%
Câu 10: Yếu tố nào sau đây khi thay đổi không làm chuyển dịch cân bằng hoá học:
A. chất xúc tác B. áp suất C. nồng độ D. nhiệt độ
Câu 11: Tính oxi hóa của các halogen tăng dần theo thứ tự
A. Br < I < F < Cl B. Br < I < Cl < F C. I < Cl < Br < F D. I < Br < Cl < F
Câu 12: Cho các phản ứng sau :
1/ S + O2 SO2 ; 2/ S + H2 H2S
3/S + 3F2 SF6 ; 4/ S + 2K K2S
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào ?
A. 1 và 3 B. 3 C. 2 và 4 D. 1
Câu 13: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,04 mol/l. Sau 20s, chất đó phản ứng hết 0,03 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng xảy ra trong thời gian đó là:
A. 0,01mol/l.s B. 0,02 mol/l.s C. 0,03mol/l.s D. 0,0015mol/l.s
Câu 14: Ở nhiệt độ thích hợp, hỗn hợp khí N2 và H2 đạt đến trạng thái cân bằng :
3H2 (k) + N2 (k) 2NH3 (k)
Hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,50 mol NH3, 2,00 mol N2 và 3,00 mol H2. Có bao nhiêu mol H2 có mặt khi phản ứng bắt đầu ?
A. 5,25 mol B. 4,00 mol C. 4,50 mol D. 3,00 mol
Câu 15: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
H2 (k) + Cl2 (k) 2HCl (k) ;
Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:
A. Nồng độ khí Cl2 B. Áp suất C. Nồng độ khí H2 D. Nhiệt độ
Câu 16: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
SO2 + 2H2S → 3 S + 2H2O
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên
A. Phản ứng (1) SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
B. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, vừa là chất khử
C. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
D. Phản ứng (1) Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) H2S là chất khử
Câu 17: Cho phản ứng hóa học:
H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng
A. H2S là chất khử, H2O là chất Oxi hóa B. H2S là chất khử, Cl2 là chất Oxi hóa
C. Cl2 là chất Oxi hóa, H2O là chất khử D. H2S là chất Oxi hóa , Cl2 là chất khử
II. PHẦN RIÊNG
II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 18: Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư) khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen .Kết quả nào sau đây của a là đúng .
A. 11,95 gam B. 71,7 gam C. 23,9 gam D. 57,8 gam
Câu 19: Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k). Khi cân bằng thu được hỗn hợp khí chứa 0,21 mol SO2; 5,37 mol O2; 10,30 mol SO3. Số mol SO2 và O2 ban đầu lần lượt là:
A. 10,51 và 10,52 B. 10,30 và 5,15 C. 10,52 và 10,51 D. 5,15 và 10,30
Câu 20: Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết ion S2-:
A. Pb(NO3)2, HCl B. NaOH, KCl. C. Pb(NO3)2, NaOH D. HCl, NaCl
Câu 21: Có thể dùng H2SO4 đặc nguội để phân biệt cặp chất nào sau đây:
A. Fe, Al. B. Al, Zn. C. Fe, Cr . D. Cu, Zn.
Câu 22: Dẫn 8,96 lít SO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,5M thì muối thu được là gì? Và nồng độ mol/l của muối là bao nhiêu?
A. Na2SO3 0,5M B. Na2SO3 0,05M và NaHSO3 0,2M
C. NaHSO3 0,5M D. tất cả đều đúng
Câu 23: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng lên 6,66g một hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hoá trị 2 thì thu được 0,1mol khí, đồng thời khối lượng giảm 6,5g. Hoà tan bã rắn còn lại trong H2SO4 đặc nóng, dư thì thoát ra 0,16g SO2 . Hai kim loại A và B là:
A. Mg và Cu B. Fe và Zn C. Zn và Ag D. Zn và Cu
Câu 24: Phản ứng nào sau đây, chất tham gia là H2SO4 loãng? (Chưa xét hệ số cân bằng).
A. H2SO4 + Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.
B. H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O.
C. H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.
D. H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 +H2O + SO2.
Câu 25: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ chuyển dịch về bên phải nếu tăng áp suất :
A. 2CO2 (k) 2CO (k) + O2 (k)
B. 2SO3 (k) 2SO2 (k) + O2 (k)
C. 2NO (k) N2 (k) + O2 (k)
D. 2H2 (k) + O2 (k) 2H2O (k)
Tiếp nữa nè
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1: Hãy cho biết người ta sử dụng yếu tố nào trong các yếu tố sau để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp rắc men vào tinh bột đã dược nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nồng độ B. Áp suất C. Nhiệt độ D. Xúc tác
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 12,6 gam B. 50,4 gam C. 25,2 gam D. 37,8 gam
Câu 3: Cho 10g dung dịch HCl tác dụng với dd AgNO3 thì thu được 14,35g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dd HCl phản ứng là
A. 35% B. 15% C. 50% D. 36,5%
Câu 4: Cho các dung dịch sau: NaNO3; HCl; Na2SO4; Ba(OH)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên:
A. BaCl2 B. AgNO3 C. Quỳ tím D. KOH
Câu 5: Cho các dung dịch: KCl, NaNO3, K2SO4. Chọn thuốc thử phù hợp dưới đây để có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. AgNO3, quỳ tím B. Phenolphtalein, quỳ tím
C. BaCl2, AgNO3 D. BaCl2, Phenolphtalein
Câu 6: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,04 mol/l. Sau 20s, chất đó phản ứng hết 0,03 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng xảy ra trong thời gian đó là:
A. 0,0015mol/l.s B. 0,02 mol/l.s C. 0,03mol/l.s D. 0,01mol/l.s
Câu 7: Yếu tố nào sau đây khi thay đổi không làm chuyển dịch cân bằng hoá học:
A. nhiệt độ B. chất xúc tác C. áp suất D. nồng độ
Câu 8: Cho phản ứng hóa học:
H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng
A. H2S là chất khử, H2O là chất Oxi hóa B. H2S là chất Oxi hóa , Cl2 là chất khử
C. Cl2 là chất Oxi hóa, H2O là chất khử D. H2S là chất khử, Cl2 là chất Oxi hóa
Câu 9: Khi sục 1,12 lít khí H2S (đktc) vào 50ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được là:
A. Na2S B. Na2S v à NaHS C. Na2S và NaOH D. NaHS
Câu 10: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên
A. Phản ứng (1) SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
B. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, vừa là chất khử
C. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
D. Phản ứng (1) Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) H2S là chất khử
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. O3 chỉ có tính oxi hoá.
B. O3 và H2O2 đều có thể hiện tính oxi hoá .
C. H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
D. O3 và H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
Câu 12: Ở nhiệt độ thích hợp, hỗn hợp khí N2 và H2 đạt đến trạng thái cân bằng :
3H2 (k) + N2 (k) ⇋ 2NH3 (k)
Hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,50 mol NH3, 2,00 mol N2 và 3,00 mol H2. Có bao nhiêu mol H2 có mặt khi phản ứng bắt đầu ?
A. 5,25 mol B. 3,00 mol C. 4,00 mol D. 4,50 mol
Câu 13: Cho a (g) hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 4,48lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng thì thoát ra 8,96lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm kim loại Cu và Fe có trong hỗn hợp là:
A. 50%. và 50 % B. 36,36 % và 63,64%.
C. 40% và 60%. D. 30% và 70%.
Câu 14: Tính oxi hóa của các halogen tăng dần theo thứ tự
A. I < Br < Cl < F B. Br < I < F < Cl C. I < Cl < Br < F D. Br < I < Cl < F
Câu 15: Muốn pha loãng H2SO4 đậm đặc nên làm theo cách nào dưới đây
A. Rót từ từ axit vào nước.
B. Rót từ từ nước vào axit.
C. Rót axit và nước đồng thời vào bình thuỷ tinh.
D. Dùng SO3 cho vào nước
Câu 16: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
H2 (k) + Cl2 (k) ⇋ 2HCl (k) ;
Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:
A. Nồng độ khí H2 B. Áp suất C. Nhiệt độ D. Nồng độ khí Cl2
Câu 17: Cho các phản ứng sau :
1/ S + O2 SO2 ; 2/ S + H2 H2S
3/S + 3F2 SF6 ; 4/ S + 2K K2S
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào ?
A. 3 B. 1 và 3 C. 2 và 4 D. 1
II. PHẦN RIÊNG
II.1. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 18: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng lên 6,66g một hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hoá trị 2 thì thu được 0,1mol khí, đồng thời khối lượng giảm 6,5g. Hoà tan bã rắn còn lại trong H2SO4 đặc nóng, dư thì thoát ra 0,16g SO2 . Hai kim loại A và B là:
A. Fe và Zn B. Zn và Ag C. Mg và Cu D. Zn và Cu
Câu 19: Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) ⇋ 2SO3(k). Khi cân bằng thu được hỗn hợp khí chứa 0,21 mol SO2; 5,37 mol O2; 10,30 mol SO3. Số mol SO2 và O2 ban đầu lần lượt là:
A. 10,30 và 5,15 B. 10,52 và 10,51 C. 5,15 và 10,30 D. 10,51 và 10,52
Câu 20: Dẫn 8,96 lít SO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,5M thì muối thu được là gì? Và nồng độ mol/l của muối là bao nhiêu?
A. Na2SO3 0,5M B. Na2SO3 0,05M và NaHSO3 0,2M
C. NaHSO3 0,5M D. tất cả đều đúng
Câu 21: Có thể dùng H2SO4 đặc nguội để phân biệt cặp chất nào sau đây:
A. Al, Zn. B. Fe, Cr . C. Fe, Al. D. Cu, Zn.
Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư) khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen .Kết quả nào sau đây của a là đúng .
A. 23,9 gam B. 11,95 gam C. 71,7 gam D. 57,8 gam
Câu 23: Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết ion S2-:
A. Pb(NO3)2, NaOH B. NaOH, KCl. C. Pb(NO3)2, HCl D. HCl, NaCl
Câu 24: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ chuyển dịch về bên phải nếu tăng áp suất :
A. 2CO2 (k) ⇋ 2CO (k) + O2 (k)
B. 2H2 (k) + O2 (k) ⇋ 2H2O (k)
C. 2NO (k) ⇋ N2 (k) + O2 (k)
D. 2SO3 (k) ⇋ 2SO2 (k) + O2 (k)
Câu 25: Phản ứng nào sau đây, chất tham gia là H2SO4 loãng? (Chưa xét hệ số cân bằng).
A. H2SO4 + Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.
B. H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O.
C. H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.
D. H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 +H2O + SO2.
thai_boychina11A
09-05-2009, 09:22
để anh thanks em cái. tội ngip chưa hok ai quan tâm hết.
angelakay
09-08-2009, 08:35
ủa mà giamto ui cho hỏi mấy cái đề thi này ở đâu mà ra thế???? liệu có chắk mấy đề này có nằm trong chương trình thi ko nhỉ???
mấy cái đề thi em đều lựa kĩ mới dám post lên đó cứ yên tâm đi nghe
Powered by vBulletin™ Version 4.1.3 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.