hongphong_hp
09-26-2010, 08:12
:011:
“VƯỢT LÊN SỐ PHẬN”
Trong cuộc sống quanh ta, một cuộc sống đầy nhộn nhịp và hối hả, một cuộc sống đầy văn minh và hiện đại; nhưng đâu đó quanh ta vẫn còn những mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên, không vì vậy mà họ chùng bước trên con đường tương lai. Họ-những con người đầy nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh để rồi vươn lên trong cuộc đời góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước và trở thành những con người có ích cho xã hội,... Nhưng để vượt khó, họ đã phải âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo, cùng với nghị lực và tình yêu cuộc sống để họ nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình.
Và tiêu biểu một tấm gương “Trần Bình Gấm”. Cái tên này cách đây khoảng hơn bảy năm, báo chí đã nhắc nhiều về chị. Có lẽ, mọi người thật sửng sốt nhưng cũng não lòng và khâm phục về chị và hoàn cảnh sống. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp nấu,… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó phải chi cho một gia đình năm-sáu miệng ăn. Không có nhà riêng nên ba mẹ phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Theo sau chị là những đứa em thơ ngây. Có lẽ chị đã nhìn thấy cảnh thiếu thốn và đầy gian khó đang trĩu nặng trên đôi vai của ba mẹ chị nên chị sớm biết lo toan. Vì vậy, chị đã cố giúp ba mẹ bằng cách: nửa ngày chị đến trường để học, còn nửa ngày thì chị đi bán vé số để mong được phần nào vơi bớt gánh nặng trên vai ba mẹ chị. Có những hôm gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết chị vẫn năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẫy trong làn áo ướt. Nhìn chị thật gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng,… nhưng với vẻ ngoài như vậy thì không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường. Trong dân gian ta có câu “nghèo mà lại vướn cái eo” quả thật đúng. Gia đình chị Gấm càng éo le hơn bởi hoàn cảnh ngày càng bất hạnh. Ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai gầy gò của người mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rỗ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Và một điều lạ là trong cảnh sống khốn khổ, nghèo khó như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Rồi cái tin “Chị Gấm-cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại Học” làm không chỉ cái xóm nghèo mà còn cả thành phố và toàn quốc tất cả điều bị chấn động. Làm rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ và động viên con cái. Và rồi, chị Gấm đã chọn vào trường Đại Học Y-Dược để thỏa mãn được ước mơ trở thành Bác Sĩ chửa bệnh cho người nghèo. Hiện nay, chị đã tốt nghiệp và là Bác Sĩ chuyên nghành Lão Khoa.
Thật khâm phục một tấm gương đầy nghị lực và ý chí mãnh liệt vượt lên số phận. Bởi vì chỉ có bản thân mình, ý chí của mình mới là điều, là đặc điểm thật cần thiết để chiến thắng hoàn cảnh. Trong dân gian cũng có những lời khuyên về điều này như: “Có công mài sắt có ngày thành kim”; “Dù ai nói ngả nói nghiêng-Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” Hay “Bàn tay ta làm nên tất cả”.
:simper:
“VƯỢT LÊN SỐ PHẬN”
Trong cuộc sống quanh ta, một cuộc sống đầy nhộn nhịp và hối hả, một cuộc sống đầy văn minh và hiện đại; nhưng đâu đó quanh ta vẫn còn những mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên, không vì vậy mà họ chùng bước trên con đường tương lai. Họ-những con người đầy nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh để rồi vươn lên trong cuộc đời góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước và trở thành những con người có ích cho xã hội,... Nhưng để vượt khó, họ đã phải âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo, cùng với nghị lực và tình yêu cuộc sống để họ nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình.
Và tiêu biểu một tấm gương “Trần Bình Gấm”. Cái tên này cách đây khoảng hơn bảy năm, báo chí đã nhắc nhiều về chị. Có lẽ, mọi người thật sửng sốt nhưng cũng não lòng và khâm phục về chị và hoàn cảnh sống. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp nấu,… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó phải chi cho một gia đình năm-sáu miệng ăn. Không có nhà riêng nên ba mẹ phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Theo sau chị là những đứa em thơ ngây. Có lẽ chị đã nhìn thấy cảnh thiếu thốn và đầy gian khó đang trĩu nặng trên đôi vai của ba mẹ chị nên chị sớm biết lo toan. Vì vậy, chị đã cố giúp ba mẹ bằng cách: nửa ngày chị đến trường để học, còn nửa ngày thì chị đi bán vé số để mong được phần nào vơi bớt gánh nặng trên vai ba mẹ chị. Có những hôm gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết chị vẫn năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẫy trong làn áo ướt. Nhìn chị thật gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng,… nhưng với vẻ ngoài như vậy thì không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường. Trong dân gian ta có câu “nghèo mà lại vướn cái eo” quả thật đúng. Gia đình chị Gấm càng éo le hơn bởi hoàn cảnh ngày càng bất hạnh. Ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai gầy gò của người mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rỗ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Và một điều lạ là trong cảnh sống khốn khổ, nghèo khó như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Rồi cái tin “Chị Gấm-cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại Học” làm không chỉ cái xóm nghèo mà còn cả thành phố và toàn quốc tất cả điều bị chấn động. Làm rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ và động viên con cái. Và rồi, chị Gấm đã chọn vào trường Đại Học Y-Dược để thỏa mãn được ước mơ trở thành Bác Sĩ chửa bệnh cho người nghèo. Hiện nay, chị đã tốt nghiệp và là Bác Sĩ chuyên nghành Lão Khoa.
Thật khâm phục một tấm gương đầy nghị lực và ý chí mãnh liệt vượt lên số phận. Bởi vì chỉ có bản thân mình, ý chí của mình mới là điều, là đặc điểm thật cần thiết để chiến thắng hoàn cảnh. Trong dân gian cũng có những lời khuyên về điều này như: “Có công mài sắt có ngày thành kim”; “Dù ai nói ngả nói nghiêng-Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” Hay “Bàn tay ta làm nên tất cả”.
:simper: