it's myself
01-11-2011, 03:58
:welcome:Blog Radio)
17 tuổi, tôi dành phần lớn thời gian giam mình trong những suy nghĩ mông lung và ảm đạm. Tôi không xinh đẹp. Không đủ xinh đẹp để được người khác ngoái nhìn những khi bước qua. Gia đình tôi không giàu có. Cha và mẹ đều chỉ là công chức bình thường kiếm sống bằng những công việc buồn tẻ như nhiều người khác. Việc học rõ ràng không phải là năng khiếu của tôi. Tôi chật vật lê bước qua mười năm học với thành tích không đáng tự hào mà cũng chẳng cần xấu hổ. Tôi không có nhiều bạn. Những mối quan hệ bạn bè đối với tôi thật tẻ nhạt: vài câu chuyện vơ vẩn, mấy nụ cười xã giao… Nói về bản thân tôi chỉ cần 2 chữ: bình thường. Cái sự “bình thường” làm tôi chán ngấy. Thậm chí tôi còn chẳng có cả ước mơ. Tôi không biết mình muốn gì, muốn trở thành ai. Tôi không biết sự tồn tại của mình có ý nghĩa gì…
Tôi tìm đến thứ niềm vui ảo giác bằng những vết rạch ứa máu trên cánh tay. Một ngày chán nản hơn cả những ngày chán nản nhất mà tôi đã từng trải qua, tôi rạch sâu vào cổ tay để nhìn máu tuôn ra ồ ạt. Vô cảm. Tôi tỉnh dậy trong bệnh viện. Mẹ khóc và mắt bố trũng sâu. Nỗi buồn trong tôi tan biến nhưng thay vào đó không phải là niềm vui, cũng chẳng phải ân hận. Vẫn là cảm giác bình thường cố hữu cứ đeo bám lấy cuộc đời tôi.
- Ảnh minh họa: immortal412
Lúc buồn, tôi lang thang ở hành lang bệnh viện ngắm nhìn những gương mặt thiểu não của người nhà bệnh nhân, tự thêu dệt ra câu chuyện về cuộc đời họ để trong chốc lát quên đi cuộc đời của chính mình. Một chị vẻ ngoài khắc khổ, đôi mắt mệt mỏi hớt hải chạy ra từ căn phòng bệnh nhân gần cửa sổ nơi tôi đứng. Chị ngơ ngác nhìn quanh, nhận ra tôi có vẻ rảnh rỗi bèn ấn vào tay tôi chiếc khăn mặt xơ xác đã ố vàng, hổn hển: “Chị vò giúp em, cháu nó nôn …”. Không để tôi kịp từ chối, chị lại chạy biến vào phòng. Tôi đành vừa đi vò khăn giúp chị vừa hằn học với suy nghĩ “Người nhà quê thật rắc rối!”. Tôi mang khăn vào tận phòng trả cho chị. Chị chẳng nói chẳng rằng vội vàng giật lấy lau những vệt nôn quanh cổ cho đứa nhỏ nằm thiêm thiếp trên giường. Bực tức vì thái độ khiếm nhã của chị nhà quê, tôi định bỏ đi luôn nhưng chẳng hiểu sao chân không bước nổi. Tôi ngây người nhìn đứa bé đen đúa quắt queo chỉ tầm 3,4 tuổi. Gầy gò đến mức nằm chưa hết 1 phần 3 giường bệnh. Trên cánh tay nhỏ xíu của em cắm một cây kim truyền. Miệng em mếu phụng phịu trong giấc mơ. Một giọt nước còn đọng trên khóe mắt nhắm nghiền.
Thấy thằng nhỏ ngủ yên, chị mới quay lại kéo tôi ngồi xuống góc giường trò chuyện. Hóa ra chị chỉ hơn tôi 2 tuổi. Nhà đâu ở tận Sơn La. Nghèo lắm. Chị chỉ được học hết lớp 3. Nhà đông anh em nên nghỉ học ở nhà trồng ngô với mẹ.14 tuổi chị đã lấy chồng. Lấy chồng để về trồng ngô cho nhà chồng. Chị cười buồn bảo thế. Nhà chồng chị cũng nghèo như nhà chị. Ở quê chị nhà nào cũng nghèo. Buổi sáng mở mắt ra là ra đồng làm việc. Tối mịt về nhà lại chong đèn vá áo cho chồng con. Xong việc nhà là lên giường đi ngủ. Làm quần quật cả ngày, sức đâu mà đi chơi. Vả lại cũng chẳng có gì mà chơi. Nhà chị chỉ có một cái đài con, mỗi tối bật 30 phút cho người già nghe tin tức. Ti vi thì chị có được thấy vài lần, là những lần xuống huyện lo việc. Với người làng chị, nó là cái thứ xa xỉ phẩm lắm lắm. Quanh năm suốt tháng họ chỉ biết làm rồi ăn, ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại làm. Chỉ cần làm ra đủ ăn đã là hạnh phúc. Chị sống cuộc đời như thế từ lâu lắm rồi.
- Ảnh minh họa: shanlin92
Rồi thì đứa con bé bỏng của chị bị ốm. Hình như là bệnh gì ở thận. Chạy chữa ở làng không xong. Đưa xuống huyện cũng không được. Chồng chị chạy vạy vay được 3 triệu đồng đưa con lên Hà Nội chữa bệnh. Cứ thế vợ chồng con cái chị vật vã ở bệnh viện này gần 3 tháng. Tiền thuốc men, tiền chữa trị, tiền ăn, một tỉ thứ tiền đều trông vào dăm triệu vay được. Giờ ngày ngày chồng chị lại theo người ta ra chợ lao động làm mấy việc vặt vãnh. Hôm nào may mắn kiếm được vài chục ngàn thì vợ chồng được ăn no, thằng cu được quả cam, cái bánh. Còn những ngày không ai thuê, tiền hết, có khi cả vợ cả chồng chị nhịn đói để dành phần cho đứa con đau yếu. Cũng may còn có người nhà bệnh nhân với bác sĩ thương cháu bé, thi thoảng lại cho hộp sữa hay ít tiền. Khổ sở là thế nhưng chị bảo còn may hơn khối người. Như ở phòng bên kia, nhà chỉ có một bà một cháu. Người bà đã gần 70 mà vẫn phải gánh rau đi bán kiếm tiền chữa bệnh cho cháu. Người nghèo thường thương nhau. Lúc không có thì thôi, chứ hễ con chị có gì là chị lại mang chia cho con bé bên ấy một ít. Nói rồi chị lại ứa nước mắt. Chị thương con trai. Chị thương bà cháu phòng bên. Rồi lại thương cả 2 đứa con gái mà chị gửi lại dưới quê cho bố mẹ chồng. Một đứa 5 tuổi, một đứa mới lên 2. Cả ngày con chị cắp con em lang thang nhặt quả dại…
Kể hết rồi, chị lại hỏi tôi bị sao mà phải vào đây? Nhìn gương mặt già dặn, khắc khổ như đã ngoài 30 của chị, tôi chẳng đủ can đảm để nói với chị rằng vì tôi chán ngán cuộc sống an nhàn đầy đủ của mình mà tự tìm cách làm đau bản thân. Nhìn những người bệnh mắt trũng sâu, da tái đi vì thiếu máu nằm co quắp đợi chờ sự sống ban phát bởi lòng nhân đạo, tôi chẳng thể kể với chị rằng tôi đã thích thú biết bao mỗi lần nhìn thấy máu trên cánh tay mình nhỏ từng giọt, từng giọt xuống nền toilet. Nhìn thân hình bé bỏng đang vật lộn với thần chết của con trai chị, tôi không đủ can đảm để nói rằng tôi đã muốn tự giết chết chính mình. Tôi nói dối rằng đó là một tai nạn.
Tôi 17 tuổi, đầy đủ chân tay và hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi được cha mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi được đi học. Tôi được ăn ít nhất 3 bữa một ngày và thường là những món mà tôi thích. Tôi có một phòng riêng, không rộng nhưng sạch sẽ. Tôi cũng có cả ti vi, máy tính, điện thoại. Tôi đi học bằng xe đạp và bố mẹ đang dành dụm tiền để mua xe máy cho tôi khi vào đại học. Đôi khi vào ngày nghỉ, mẹ đưa tôi đi mua một chiếc áo đẹp mà tôi thích đến nỗi kể về nó suốt cả tuần. Có một vài người bạn tặng quà cho tôi vào ngày sinh nhật. Bố chưa bao giờ đánh tôi. Ngày chủ nhật, tôi được ngủ nướng đến 9 giờ.
Tôi 17 tuổi, toàn quyền quyết định tương lai của mình. Tại sao tôi lại chọn cách chấm dứt tất cả? Tôi có quyền gì cho rằng chỉ có mình bất hạnh khi thậm chí chưa sống đủ lâu để được thực sự nếm mùi bất hạnh. Tôi có quyền gì ghét bỏ cuộc đời khi có hàng ngàn hàng vạn người đang khát khao được sống? May mắn biết bao, tôi vẫn còn cơ hội.
Tôi 17 tuổi, còn nhiều việc để làm hơn là tự gây cho mình những vết thương...
17 tuổi, tôi dành phần lớn thời gian giam mình trong những suy nghĩ mông lung và ảm đạm. Tôi không xinh đẹp. Không đủ xinh đẹp để được người khác ngoái nhìn những khi bước qua. Gia đình tôi không giàu có. Cha và mẹ đều chỉ là công chức bình thường kiếm sống bằng những công việc buồn tẻ như nhiều người khác. Việc học rõ ràng không phải là năng khiếu của tôi. Tôi chật vật lê bước qua mười năm học với thành tích không đáng tự hào mà cũng chẳng cần xấu hổ. Tôi không có nhiều bạn. Những mối quan hệ bạn bè đối với tôi thật tẻ nhạt: vài câu chuyện vơ vẩn, mấy nụ cười xã giao… Nói về bản thân tôi chỉ cần 2 chữ: bình thường. Cái sự “bình thường” làm tôi chán ngấy. Thậm chí tôi còn chẳng có cả ước mơ. Tôi không biết mình muốn gì, muốn trở thành ai. Tôi không biết sự tồn tại của mình có ý nghĩa gì…
Tôi tìm đến thứ niềm vui ảo giác bằng những vết rạch ứa máu trên cánh tay. Một ngày chán nản hơn cả những ngày chán nản nhất mà tôi đã từng trải qua, tôi rạch sâu vào cổ tay để nhìn máu tuôn ra ồ ạt. Vô cảm. Tôi tỉnh dậy trong bệnh viện. Mẹ khóc và mắt bố trũng sâu. Nỗi buồn trong tôi tan biến nhưng thay vào đó không phải là niềm vui, cũng chẳng phải ân hận. Vẫn là cảm giác bình thường cố hữu cứ đeo bám lấy cuộc đời tôi.
- Ảnh minh họa: immortal412
Lúc buồn, tôi lang thang ở hành lang bệnh viện ngắm nhìn những gương mặt thiểu não của người nhà bệnh nhân, tự thêu dệt ra câu chuyện về cuộc đời họ để trong chốc lát quên đi cuộc đời của chính mình. Một chị vẻ ngoài khắc khổ, đôi mắt mệt mỏi hớt hải chạy ra từ căn phòng bệnh nhân gần cửa sổ nơi tôi đứng. Chị ngơ ngác nhìn quanh, nhận ra tôi có vẻ rảnh rỗi bèn ấn vào tay tôi chiếc khăn mặt xơ xác đã ố vàng, hổn hển: “Chị vò giúp em, cháu nó nôn …”. Không để tôi kịp từ chối, chị lại chạy biến vào phòng. Tôi đành vừa đi vò khăn giúp chị vừa hằn học với suy nghĩ “Người nhà quê thật rắc rối!”. Tôi mang khăn vào tận phòng trả cho chị. Chị chẳng nói chẳng rằng vội vàng giật lấy lau những vệt nôn quanh cổ cho đứa nhỏ nằm thiêm thiếp trên giường. Bực tức vì thái độ khiếm nhã của chị nhà quê, tôi định bỏ đi luôn nhưng chẳng hiểu sao chân không bước nổi. Tôi ngây người nhìn đứa bé đen đúa quắt queo chỉ tầm 3,4 tuổi. Gầy gò đến mức nằm chưa hết 1 phần 3 giường bệnh. Trên cánh tay nhỏ xíu của em cắm một cây kim truyền. Miệng em mếu phụng phịu trong giấc mơ. Một giọt nước còn đọng trên khóe mắt nhắm nghiền.
Thấy thằng nhỏ ngủ yên, chị mới quay lại kéo tôi ngồi xuống góc giường trò chuyện. Hóa ra chị chỉ hơn tôi 2 tuổi. Nhà đâu ở tận Sơn La. Nghèo lắm. Chị chỉ được học hết lớp 3. Nhà đông anh em nên nghỉ học ở nhà trồng ngô với mẹ.14 tuổi chị đã lấy chồng. Lấy chồng để về trồng ngô cho nhà chồng. Chị cười buồn bảo thế. Nhà chồng chị cũng nghèo như nhà chị. Ở quê chị nhà nào cũng nghèo. Buổi sáng mở mắt ra là ra đồng làm việc. Tối mịt về nhà lại chong đèn vá áo cho chồng con. Xong việc nhà là lên giường đi ngủ. Làm quần quật cả ngày, sức đâu mà đi chơi. Vả lại cũng chẳng có gì mà chơi. Nhà chị chỉ có một cái đài con, mỗi tối bật 30 phút cho người già nghe tin tức. Ti vi thì chị có được thấy vài lần, là những lần xuống huyện lo việc. Với người làng chị, nó là cái thứ xa xỉ phẩm lắm lắm. Quanh năm suốt tháng họ chỉ biết làm rồi ăn, ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại làm. Chỉ cần làm ra đủ ăn đã là hạnh phúc. Chị sống cuộc đời như thế từ lâu lắm rồi.
- Ảnh minh họa: shanlin92
Rồi thì đứa con bé bỏng của chị bị ốm. Hình như là bệnh gì ở thận. Chạy chữa ở làng không xong. Đưa xuống huyện cũng không được. Chồng chị chạy vạy vay được 3 triệu đồng đưa con lên Hà Nội chữa bệnh. Cứ thế vợ chồng con cái chị vật vã ở bệnh viện này gần 3 tháng. Tiền thuốc men, tiền chữa trị, tiền ăn, một tỉ thứ tiền đều trông vào dăm triệu vay được. Giờ ngày ngày chồng chị lại theo người ta ra chợ lao động làm mấy việc vặt vãnh. Hôm nào may mắn kiếm được vài chục ngàn thì vợ chồng được ăn no, thằng cu được quả cam, cái bánh. Còn những ngày không ai thuê, tiền hết, có khi cả vợ cả chồng chị nhịn đói để dành phần cho đứa con đau yếu. Cũng may còn có người nhà bệnh nhân với bác sĩ thương cháu bé, thi thoảng lại cho hộp sữa hay ít tiền. Khổ sở là thế nhưng chị bảo còn may hơn khối người. Như ở phòng bên kia, nhà chỉ có một bà một cháu. Người bà đã gần 70 mà vẫn phải gánh rau đi bán kiếm tiền chữa bệnh cho cháu. Người nghèo thường thương nhau. Lúc không có thì thôi, chứ hễ con chị có gì là chị lại mang chia cho con bé bên ấy một ít. Nói rồi chị lại ứa nước mắt. Chị thương con trai. Chị thương bà cháu phòng bên. Rồi lại thương cả 2 đứa con gái mà chị gửi lại dưới quê cho bố mẹ chồng. Một đứa 5 tuổi, một đứa mới lên 2. Cả ngày con chị cắp con em lang thang nhặt quả dại…
Kể hết rồi, chị lại hỏi tôi bị sao mà phải vào đây? Nhìn gương mặt già dặn, khắc khổ như đã ngoài 30 của chị, tôi chẳng đủ can đảm để nói với chị rằng vì tôi chán ngán cuộc sống an nhàn đầy đủ của mình mà tự tìm cách làm đau bản thân. Nhìn những người bệnh mắt trũng sâu, da tái đi vì thiếu máu nằm co quắp đợi chờ sự sống ban phát bởi lòng nhân đạo, tôi chẳng thể kể với chị rằng tôi đã thích thú biết bao mỗi lần nhìn thấy máu trên cánh tay mình nhỏ từng giọt, từng giọt xuống nền toilet. Nhìn thân hình bé bỏng đang vật lộn với thần chết của con trai chị, tôi không đủ can đảm để nói rằng tôi đã muốn tự giết chết chính mình. Tôi nói dối rằng đó là một tai nạn.
Tôi 17 tuổi, đầy đủ chân tay và hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi được cha mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi được đi học. Tôi được ăn ít nhất 3 bữa một ngày và thường là những món mà tôi thích. Tôi có một phòng riêng, không rộng nhưng sạch sẽ. Tôi cũng có cả ti vi, máy tính, điện thoại. Tôi đi học bằng xe đạp và bố mẹ đang dành dụm tiền để mua xe máy cho tôi khi vào đại học. Đôi khi vào ngày nghỉ, mẹ đưa tôi đi mua một chiếc áo đẹp mà tôi thích đến nỗi kể về nó suốt cả tuần. Có một vài người bạn tặng quà cho tôi vào ngày sinh nhật. Bố chưa bao giờ đánh tôi. Ngày chủ nhật, tôi được ngủ nướng đến 9 giờ.
Tôi 17 tuổi, toàn quyền quyết định tương lai của mình. Tại sao tôi lại chọn cách chấm dứt tất cả? Tôi có quyền gì cho rằng chỉ có mình bất hạnh khi thậm chí chưa sống đủ lâu để được thực sự nếm mùi bất hạnh. Tôi có quyền gì ghét bỏ cuộc đời khi có hàng ngàn hàng vạn người đang khát khao được sống? May mắn biết bao, tôi vẫn còn cơ hội.
Tôi 17 tuổi, còn nhiều việc để làm hơn là tự gây cho mình những vết thương...