GaCoChuaBietYeu
05-06-2011, 11:23
nhiều bạn học sinh , thói quen viết vẩn vơ những dòng chữ hay “phóng tác” những bức hình dí dỏm thời cắp sách là điều không thể thiếu .
Có thể chính “tác giả” cũng hiếm khi thưởng thức lại tác phẩm của mình. Song tự bản thân chúng lại mang đến nhiều câu chuyện thú vị!
Nơi gửi gắm xúc cảm
Qua việc khảo sát sơ qua những dòng chữ ghi trên mặt bàn, có thể rút ra rằng: Hầu hết chúng đều mang nội dung là những tâm sự, những điều khó giãi bày, thậm chí là nỗi buồn của “tác giả” về chuyện tình cảm cá nhân, được viết ra một cách rất…vu vơ. Nhưng cho dù được thể hiện dưới hình thức nào (thơ hay…ranh ngôn), chúng cũng mang một ý nghĩa nào đó mà có khi chỉ mình chủ nhân hoặc “ai đó” (nếu đọc được!) mới hiểu!
Thông thường nhất vẫn là những lời tỏ tình khuyết danh chưa tới “địa chỉ”: “Lĩnh ơi, mình rất yêu cậu”, “Củ chuối ơi, em yêu anh”, “Anh sẽ đợi em bởi vì anh yêu em”, những dòng cảm xúc vu vơ: “Ôi, buồn ơi là sầu!”, những câu than thở được thể hiện bằng…song ngữ: “You don’t know what you’ve got. All is gone” (Em không biết em đã có được gì. Tất cả đã biến mất!)
Độc đáo hơn cả vẫn là những đoạn thơ, có những bài rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Yêu là chết trong lòng một ít…” Nhưng cũng có những bài thơ tự sáng tác hoặc chỉ lưu truyền trong “giang hồ”: “Yêu nhau yêu mãi yêu hoài. Nằm trong quan tài ngó cổ ra yêu”.
Không chỉ thể hiện bằng bút xóa trên mặt bàn, mà cả những bức tường cũng được trưng dụng , là dòng thơ nguệch ngoạc bằng bút lông:
Cây không khóc sao lộc tràn ướt lá
Đá không sầu sao đá phủ rêu xanh
Bên cạnh đó, có những đoạn thơ khi đọc lên không thể nhịn được cười, chẳng hạn như:
“Nếu biết ngày mai em lấy chồng
Anh về bắt vịt nhổ sạch lông
Cắt tiết moi lòng đem lên cúng
Cầu phúc cho em sớm bỏ chồng”
Hay như một bài thơ khác gửi cho một chị Kính hồng nào đó của lớp Kịch hát dân tộc, với lời lẽ khá ngây ngô và cũng đầy...mâu thuẫn, bút pháp chỉ có ở một thi sĩ...đang yêu và “mê muội” vì tình yêu:
Có nỗi đau nào giống nhau đâu
Mỗi nỗi đau mỗi dáng hình mỗi vẻ
Nỗi đau này với em lặng lẽ
Khuôn mặt kính hồng cho êm ái nỗi đau
Nỗi đau nào mà chả như nhau
Đã đau rồi sao còn êm ái
Nỗi đau này thật là tai quái
Chân cẳng tím bầm ôi Kính hồng ơi!
Những câu “ranh ngôn” trên mặt gỗ
Ít cầu kì, hoa lá cành hơn những bài thơ “tâm huyết” trên, song nếu xét về khía cạnh ý nghĩa truyền tải thì không hề thua kém và thể hiện cái tôi rất riêng biệt, đấy là những câu triết lí, “ranh ngôn” trên mặt bàn của các phòng học . Có vẻ như với các bạn học sinh , cuộc sống không chỉ thể hiện qua những tâm trạng nhất thời (nỗi buồn, niềm vui, thất tình...) mà được “đúc kết” hẳn bằng những quan niệm sống hùng hồn (?!), giả dụ như một dòng chữ vô tình bắt gặp: “Nếu bạn sợ hãi hok (không) dám nhìn lại quá khứ và hok dám nhìn thẳng vào tương lai thì tôi, Lãng tử họ Kiều khuyên bạn hãy nhìn sang ngang! Sương gió cuộc đời đã phủ kín đời tôi!” Thật khó đỡ!
Khi thì là một thông điệp rất “tưng tửng” nhưng tràn đầy lạc quan: “Life’s not fair but still good”.
Khi thì là đôi dòng thơ đầy “ngang trái”, với tác giả bí ẩn “Ruồi@Trâu”: “Sương gió phủ đời trai - Tiền tài che mắt gái”
Biểu đạt bằng ngôn từ chưa đủ, các “bôi sĩ” của chúng ta lại tìm đến nét vẽ để thỏa mãn tư tưởng của mình. Một cô gái mới mái tóc dài được làm xoăn tinh tế (người trong mộng hay một hình mẫu lí tưởng muốn đạt tới?), một emoticon khổng lồ hình mặt cười đầy lạc quan, xung quanh là các emoticon khác với “hỉ nộ ái ố” nêu bật tính cách của “họa sĩ” coi cuộc sống đầy ắp tiếng cười là điều mình mơ ước...Tất cả chúng được sáng tạo ra không nhằm mục đích cụ thể gì ngoài một ý định vô thức: Muốn được thể hiện những ý tưởng trong đầu mình vào một phút rỗi rãi, đã vẽ nên một cuộc sống nội tâm thu nhỏ mà chỉ cần để tâm một chút cũng sẽ giúp ta hiểu thêm về họ, với tư cách là một người bạn học cùng lớp.
Vĩ thanh
Nhìn những hình vẽ dòng chữ vô tổ chức và lộn xộn trên mỗi chiếc bàn và mỗi bức tường mỗi khi bước vào phòng học, về mặt thẩm mĩ, khó mà chấp nhận được, bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến cảnh quan môi trường học tập . Nhưng ở một mặt tích cực, những gì được “kể” qua chiếc bàn chi chít vết mực kia mang đến cho bộ mặt học đường một hơi thở rất riêng. Nói cách khác, nó mang trong mình nét đặc trưng của mỗi trường và rộng hơn là nét văn hóa mà ít có môi trường đào tạo nào trên thế giới có được
Có thể chính “tác giả” cũng hiếm khi thưởng thức lại tác phẩm của mình. Song tự bản thân chúng lại mang đến nhiều câu chuyện thú vị!
Nơi gửi gắm xúc cảm
Qua việc khảo sát sơ qua những dòng chữ ghi trên mặt bàn, có thể rút ra rằng: Hầu hết chúng đều mang nội dung là những tâm sự, những điều khó giãi bày, thậm chí là nỗi buồn của “tác giả” về chuyện tình cảm cá nhân, được viết ra một cách rất…vu vơ. Nhưng cho dù được thể hiện dưới hình thức nào (thơ hay…ranh ngôn), chúng cũng mang một ý nghĩa nào đó mà có khi chỉ mình chủ nhân hoặc “ai đó” (nếu đọc được!) mới hiểu!
Thông thường nhất vẫn là những lời tỏ tình khuyết danh chưa tới “địa chỉ”: “Lĩnh ơi, mình rất yêu cậu”, “Củ chuối ơi, em yêu anh”, “Anh sẽ đợi em bởi vì anh yêu em”, những dòng cảm xúc vu vơ: “Ôi, buồn ơi là sầu!”, những câu than thở được thể hiện bằng…song ngữ: “You don’t know what you’ve got. All is gone” (Em không biết em đã có được gì. Tất cả đã biến mất!)
Độc đáo hơn cả vẫn là những đoạn thơ, có những bài rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Yêu là chết trong lòng một ít…” Nhưng cũng có những bài thơ tự sáng tác hoặc chỉ lưu truyền trong “giang hồ”: “Yêu nhau yêu mãi yêu hoài. Nằm trong quan tài ngó cổ ra yêu”.
Không chỉ thể hiện bằng bút xóa trên mặt bàn, mà cả những bức tường cũng được trưng dụng , là dòng thơ nguệch ngoạc bằng bút lông:
Cây không khóc sao lộc tràn ướt lá
Đá không sầu sao đá phủ rêu xanh
Bên cạnh đó, có những đoạn thơ khi đọc lên không thể nhịn được cười, chẳng hạn như:
“Nếu biết ngày mai em lấy chồng
Anh về bắt vịt nhổ sạch lông
Cắt tiết moi lòng đem lên cúng
Cầu phúc cho em sớm bỏ chồng”
Hay như một bài thơ khác gửi cho một chị Kính hồng nào đó của lớp Kịch hát dân tộc, với lời lẽ khá ngây ngô và cũng đầy...mâu thuẫn, bút pháp chỉ có ở một thi sĩ...đang yêu và “mê muội” vì tình yêu:
Có nỗi đau nào giống nhau đâu
Mỗi nỗi đau mỗi dáng hình mỗi vẻ
Nỗi đau này với em lặng lẽ
Khuôn mặt kính hồng cho êm ái nỗi đau
Nỗi đau nào mà chả như nhau
Đã đau rồi sao còn êm ái
Nỗi đau này thật là tai quái
Chân cẳng tím bầm ôi Kính hồng ơi!
Những câu “ranh ngôn” trên mặt gỗ
Ít cầu kì, hoa lá cành hơn những bài thơ “tâm huyết” trên, song nếu xét về khía cạnh ý nghĩa truyền tải thì không hề thua kém và thể hiện cái tôi rất riêng biệt, đấy là những câu triết lí, “ranh ngôn” trên mặt bàn của các phòng học . Có vẻ như với các bạn học sinh , cuộc sống không chỉ thể hiện qua những tâm trạng nhất thời (nỗi buồn, niềm vui, thất tình...) mà được “đúc kết” hẳn bằng những quan niệm sống hùng hồn (?!), giả dụ như một dòng chữ vô tình bắt gặp: “Nếu bạn sợ hãi hok (không) dám nhìn lại quá khứ và hok dám nhìn thẳng vào tương lai thì tôi, Lãng tử họ Kiều khuyên bạn hãy nhìn sang ngang! Sương gió cuộc đời đã phủ kín đời tôi!” Thật khó đỡ!
Khi thì là một thông điệp rất “tưng tửng” nhưng tràn đầy lạc quan: “Life’s not fair but still good”.
Khi thì là đôi dòng thơ đầy “ngang trái”, với tác giả bí ẩn “Ruồi@Trâu”: “Sương gió phủ đời trai - Tiền tài che mắt gái”
Biểu đạt bằng ngôn từ chưa đủ, các “bôi sĩ” của chúng ta lại tìm đến nét vẽ để thỏa mãn tư tưởng của mình. Một cô gái mới mái tóc dài được làm xoăn tinh tế (người trong mộng hay một hình mẫu lí tưởng muốn đạt tới?), một emoticon khổng lồ hình mặt cười đầy lạc quan, xung quanh là các emoticon khác với “hỉ nộ ái ố” nêu bật tính cách của “họa sĩ” coi cuộc sống đầy ắp tiếng cười là điều mình mơ ước...Tất cả chúng được sáng tạo ra không nhằm mục đích cụ thể gì ngoài một ý định vô thức: Muốn được thể hiện những ý tưởng trong đầu mình vào một phút rỗi rãi, đã vẽ nên một cuộc sống nội tâm thu nhỏ mà chỉ cần để tâm một chút cũng sẽ giúp ta hiểu thêm về họ, với tư cách là một người bạn học cùng lớp.
Vĩ thanh
Nhìn những hình vẽ dòng chữ vô tổ chức và lộn xộn trên mỗi chiếc bàn và mỗi bức tường mỗi khi bước vào phòng học, về mặt thẩm mĩ, khó mà chấp nhận được, bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến cảnh quan môi trường học tập . Nhưng ở một mặt tích cực, những gì được “kể” qua chiếc bàn chi chít vết mực kia mang đến cho bộ mặt học đường một hơi thở rất riêng. Nói cách khác, nó mang trong mình nét đặc trưng của mỗi trường và rộng hơn là nét văn hóa mà ít có môi trường đào tạo nào trên thế giới có được