angelakay
09-14-2009, 09:54
Tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Từ nhỏ, tôi đã mang tiếng là đứa “con hoang”, đứa con vô thừa nhận của một người đàn ông đốn mạt nào đó...
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/09/08/me-8909.jpg
Tuổi thơ của tôi trôi qua không hề bình lặng khi vây quanh tôi luôn là những câu châm chọc đầy độc địa của đám bạn đồng trang lứa: “Mẹ mày là đồ chửa hoang”, “Huy à, bố mày đâu? Mẹ mày tài thật đấy!”.
Mỗi lần bị chúng bạn nhạo báng, tôi như thằng điên lao vào đấm đá túi bụi, sẵn sàng giết chết bọn chúng nếu có thể. Để rồi sau mỗi vụ ẩu đả của tôi, mẹ lại bị gọi lên văn phòng Nhà trường nhắc nhở về vấn đề giáo dục con cái.
Mỗi lần như vậy, mẹ không hề trách mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi phải cố gắng kiềm chế bản thân. Như con chim bị thương, tôi không hề cảm thấy mình có lỗi, càng hận mẹ hơn. Tôi đổ mọi tội lỗi lên đầu mẹ với suy nghĩ “mẹ là đồ hư hỏng”. Tôi hận mẹ vì đã sinh ra tôi trên cõi đời này.
Cho đến một lần, mẹ bị nhà trường gọi lên, thông báo tôi sẽ bị đuổi học nếu còn vi phạm thêm một lần nữa. Về nhà, vừa gặp tôi ở cửa, mẹ đã giang tay tát thẳng vào má tôi.
Đau! Nhưng tôi không khóc, chỉ dửng dưng nhìn mẹ. Như không chịu đựng nổi cái nhìn ấy, mẹ ôm chầm lấy tôi và khóc. “Huy à, mẹ xin lỗi. Mẹ không cố ý làm như vậy”. Tôi vùng khỏi vòng tay mẹ, trái tim vẫn lạnh băng, lòng chất đầy căm phẫn: “Bà không đủ tư cách để dạy bảo tôi”.
Tôi học hết lớp bốn, mẹ quyết định rời quê vào Nam lập nghiệp. Không người thân thích, không đồng vốn dắt lưng, mẹ làm thuê cuốc mướn nuôi tôi ăn học. Vất vả, cuộc sống kham khổ nhưng tôi không còn bị những lời lăng nhục hành hạ. Bằng cách nào đó, mẹ đã che giấu được thông tin về người bố vô danh của tôi.
Tôi không hỏi vì sao, cũng không cảm ơn mẹ. Tôi vẫn hận bà, sống trốn tránh và xa lánh tất cả. Tôi tìm thú vui bằng cách kết bạn cùng mấy đứa đầu gấu hư hỏng trong trường. Biết chuyện, mẹ đánh tôi một trận nên thân nhưng vẫn không thể can ngăn được thằng con lì lợm. Tôi biết mình đang đi chệch hướng, phụ lòng mẹ nhưng như người mộng du, tôi vẫn lao thân vào hố sâu phía trước.
Lớn lên, cuộc sống đã khá hơn rất nhiều. Nhờ giỏi làm lụng, chắt chiu, mẹ mua được 10 ha rẫy trồng cà phê. Tôi vẫn sống lêu lổng. Ban ngày,buổi đi học, buổi lên rẫy. Tối đến, tôi tụ tập bạn bè đàn đúm, có hôm đi thâu đêm suốt sáng. Sáng hôm sau về nhà, thấy mắt mẹ đỏ hoe, chợt thấy ân hận, nhưng tôi vẫn lặng thinh. Những lần sau, tôi đi chơi khuya nhưng vẫn về nhà. Mẹ thường đỏ đèn chờ tôi về rồi mới đi ngủ.
Dần dà, tôi trở thành đàn anh của nhóm quậy trong trường. Những vụ vác dao phay “thanh toán” lẫn nhau, rồi đua xe, quậy phá… đều do một tay tôi lãnh đạo. Có lần, mẹ phải lên đồn công an bảo lãnh tôi về. Vẫn như xưa, mẹ không trách mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi rồi khóc. Tôi bỏ đi trước khi nhìn thấy nước mắt lăn trên má mẹ; sợ trong phút yếu lòng, tôi lại “tha thứ” cho mẹ vì tội lỗi đã sinh ra tôi trên cõi đời này.
Thành tích quậy của tôi ngày càng dày lên. Theo một số nguồn tin, mẹ bảo tôi đang lọt vào “tầm ngắm” của công an huyện. Vừa lo tôi bị công an túm, lại không muốn tôi tiếp tục cuộc sống buông thả, cuối cùng mẹ quyết định gửi tôi về quê đi học. Tôi ngạc nhiên trước quyết định của mẹ, bởi lẽ từ trước đến nay, có bao giờ mẹ chịu rời xa tôi nửa bước.
Đưa tôi ra bến xe, mẹ lặng lẽ đứng nhìn xe xuất bến. Xe chạy, tôi ngoái đầu nhìn lại. Bóng mẹ gầy gò, lẻ loi, cô độc lẫn khuất vào đám đông khiến lòng tôi chợt thấy nhói đau. Tự kiềm chế bản thân, tôi không cho phép mình yếu đuối nhưng nước mắt đã lăn trên má tự bao giờ.
Tôi về sống với người ông (mẹ gọi bằng cậu) là một đại tá quân đội về hưu. Ông là người nổi tiếng nghiêm khắc với lối sống rất quy củ. Vợ mất, một mình ông nuôi năm đứa con ăn học, vậy mà đứa nào cũng nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi.
Với tôi, cuộc sống ở trong gia đình ông là cả trường huấn luyện hà khắc. Bữa cơm chỉ là cà muối và rau luộc, vừa ăn đến bát thứ ba đã phải vét nồi. Mùa đông nằm ngủ chỉ có tấm chăn mỏng, tôi phải co người mới không bị thừa chân. Sống với ông, tôi “ngộ” ra nhiều điều. Ông dạy tôi về cách sống, cách làm người. Và hơn hết, qua ông, tôi biết được “tấn bi kịch” của đời mẹ - câu chuyện mẹ đã giấu tôi suốt 18 năm trời.
“Vụ mùa năm ấy, mẹ con tranh thủ ánh sáng trăng để đi cấy đêm. Lúc về, đi qua nghĩa địa, mẹ con bị một thằng khốn nạn làm nhục. Thân gái một mình giữa đồng khuya thanh vắng, chẳng có ai nghe thấu tiếng kêu cứu của mẹ. Con là kết quả của đêm hôm đó. Mọi người đã khuyên mẹ bỏ con đi, nhưng bà không chịu. Bà bảo sinh linh bé bỏng này không có tội tình gì. Mẹ con đã phải chịu nhẫn nhục trước thái độ khinh bỉ và những lời đàm tiếu của xóm làng để giữ lại sự sống cho con…”.
Tôi lặng người trong cay đắng. Lời ông vẫn sang sảng bên tai mà tôi chỉ nghe câu được câu chăng. Nước mắt giàn giụa, tôi căm giận chính mình khi nghĩ về thái độ trước đây của tôi đối với mẹ. Mười tám năm qua, mẹ cắn răng gánh hết mọi ưu phiền để cho tôi được hạnh phúc. Vậy mà tôi đã làm gì với mẹ? Càng giận mình, tôi càng thấy thương mẹ hơn. Từ hôm nay, tôi phải tu sửa bản thân, phải gắng học thật giỏi để mùa hè năm nay về chuộc lỗi với mẹ. Mẹ sẽ tha thứ cho tôi bởi từ trước đến nay, mẹ luôn là bà tiên đầy nhân hậu, bao dung trước đứa con lầm lỗi là tôi.
Gạt nước mắt, tôi quyết định viết thư cho mẹ. Lần đầu tiên trong đời cầm bút viết một bức thư, tôi chẳng biết nên bắt đầu thế nào. Nghĩ về mẹ, nước mắt lại tuôn rơi. Hai chữ đầu thư “Mẹ ơi” nhạt nhoà trong dòng nước mắt
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/09/08/me-8909.jpg
Tuổi thơ của tôi trôi qua không hề bình lặng khi vây quanh tôi luôn là những câu châm chọc đầy độc địa của đám bạn đồng trang lứa: “Mẹ mày là đồ chửa hoang”, “Huy à, bố mày đâu? Mẹ mày tài thật đấy!”.
Mỗi lần bị chúng bạn nhạo báng, tôi như thằng điên lao vào đấm đá túi bụi, sẵn sàng giết chết bọn chúng nếu có thể. Để rồi sau mỗi vụ ẩu đả của tôi, mẹ lại bị gọi lên văn phòng Nhà trường nhắc nhở về vấn đề giáo dục con cái.
Mỗi lần như vậy, mẹ không hề trách mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi phải cố gắng kiềm chế bản thân. Như con chim bị thương, tôi không hề cảm thấy mình có lỗi, càng hận mẹ hơn. Tôi đổ mọi tội lỗi lên đầu mẹ với suy nghĩ “mẹ là đồ hư hỏng”. Tôi hận mẹ vì đã sinh ra tôi trên cõi đời này.
Cho đến một lần, mẹ bị nhà trường gọi lên, thông báo tôi sẽ bị đuổi học nếu còn vi phạm thêm một lần nữa. Về nhà, vừa gặp tôi ở cửa, mẹ đã giang tay tát thẳng vào má tôi.
Đau! Nhưng tôi không khóc, chỉ dửng dưng nhìn mẹ. Như không chịu đựng nổi cái nhìn ấy, mẹ ôm chầm lấy tôi và khóc. “Huy à, mẹ xin lỗi. Mẹ không cố ý làm như vậy”. Tôi vùng khỏi vòng tay mẹ, trái tim vẫn lạnh băng, lòng chất đầy căm phẫn: “Bà không đủ tư cách để dạy bảo tôi”.
Tôi học hết lớp bốn, mẹ quyết định rời quê vào Nam lập nghiệp. Không người thân thích, không đồng vốn dắt lưng, mẹ làm thuê cuốc mướn nuôi tôi ăn học. Vất vả, cuộc sống kham khổ nhưng tôi không còn bị những lời lăng nhục hành hạ. Bằng cách nào đó, mẹ đã che giấu được thông tin về người bố vô danh của tôi.
Tôi không hỏi vì sao, cũng không cảm ơn mẹ. Tôi vẫn hận bà, sống trốn tránh và xa lánh tất cả. Tôi tìm thú vui bằng cách kết bạn cùng mấy đứa đầu gấu hư hỏng trong trường. Biết chuyện, mẹ đánh tôi một trận nên thân nhưng vẫn không thể can ngăn được thằng con lì lợm. Tôi biết mình đang đi chệch hướng, phụ lòng mẹ nhưng như người mộng du, tôi vẫn lao thân vào hố sâu phía trước.
Lớn lên, cuộc sống đã khá hơn rất nhiều. Nhờ giỏi làm lụng, chắt chiu, mẹ mua được 10 ha rẫy trồng cà phê. Tôi vẫn sống lêu lổng. Ban ngày,buổi đi học, buổi lên rẫy. Tối đến, tôi tụ tập bạn bè đàn đúm, có hôm đi thâu đêm suốt sáng. Sáng hôm sau về nhà, thấy mắt mẹ đỏ hoe, chợt thấy ân hận, nhưng tôi vẫn lặng thinh. Những lần sau, tôi đi chơi khuya nhưng vẫn về nhà. Mẹ thường đỏ đèn chờ tôi về rồi mới đi ngủ.
Dần dà, tôi trở thành đàn anh của nhóm quậy trong trường. Những vụ vác dao phay “thanh toán” lẫn nhau, rồi đua xe, quậy phá… đều do một tay tôi lãnh đạo. Có lần, mẹ phải lên đồn công an bảo lãnh tôi về. Vẫn như xưa, mẹ không trách mắng tôi, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi rồi khóc. Tôi bỏ đi trước khi nhìn thấy nước mắt lăn trên má mẹ; sợ trong phút yếu lòng, tôi lại “tha thứ” cho mẹ vì tội lỗi đã sinh ra tôi trên cõi đời này.
Thành tích quậy của tôi ngày càng dày lên. Theo một số nguồn tin, mẹ bảo tôi đang lọt vào “tầm ngắm” của công an huyện. Vừa lo tôi bị công an túm, lại không muốn tôi tiếp tục cuộc sống buông thả, cuối cùng mẹ quyết định gửi tôi về quê đi học. Tôi ngạc nhiên trước quyết định của mẹ, bởi lẽ từ trước đến nay, có bao giờ mẹ chịu rời xa tôi nửa bước.
Đưa tôi ra bến xe, mẹ lặng lẽ đứng nhìn xe xuất bến. Xe chạy, tôi ngoái đầu nhìn lại. Bóng mẹ gầy gò, lẻ loi, cô độc lẫn khuất vào đám đông khiến lòng tôi chợt thấy nhói đau. Tự kiềm chế bản thân, tôi không cho phép mình yếu đuối nhưng nước mắt đã lăn trên má tự bao giờ.
Tôi về sống với người ông (mẹ gọi bằng cậu) là một đại tá quân đội về hưu. Ông là người nổi tiếng nghiêm khắc với lối sống rất quy củ. Vợ mất, một mình ông nuôi năm đứa con ăn học, vậy mà đứa nào cũng nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi.
Với tôi, cuộc sống ở trong gia đình ông là cả trường huấn luyện hà khắc. Bữa cơm chỉ là cà muối và rau luộc, vừa ăn đến bát thứ ba đã phải vét nồi. Mùa đông nằm ngủ chỉ có tấm chăn mỏng, tôi phải co người mới không bị thừa chân. Sống với ông, tôi “ngộ” ra nhiều điều. Ông dạy tôi về cách sống, cách làm người. Và hơn hết, qua ông, tôi biết được “tấn bi kịch” của đời mẹ - câu chuyện mẹ đã giấu tôi suốt 18 năm trời.
“Vụ mùa năm ấy, mẹ con tranh thủ ánh sáng trăng để đi cấy đêm. Lúc về, đi qua nghĩa địa, mẹ con bị một thằng khốn nạn làm nhục. Thân gái một mình giữa đồng khuya thanh vắng, chẳng có ai nghe thấu tiếng kêu cứu của mẹ. Con là kết quả của đêm hôm đó. Mọi người đã khuyên mẹ bỏ con đi, nhưng bà không chịu. Bà bảo sinh linh bé bỏng này không có tội tình gì. Mẹ con đã phải chịu nhẫn nhục trước thái độ khinh bỉ và những lời đàm tiếu của xóm làng để giữ lại sự sống cho con…”.
Tôi lặng người trong cay đắng. Lời ông vẫn sang sảng bên tai mà tôi chỉ nghe câu được câu chăng. Nước mắt giàn giụa, tôi căm giận chính mình khi nghĩ về thái độ trước đây của tôi đối với mẹ. Mười tám năm qua, mẹ cắn răng gánh hết mọi ưu phiền để cho tôi được hạnh phúc. Vậy mà tôi đã làm gì với mẹ? Càng giận mình, tôi càng thấy thương mẹ hơn. Từ hôm nay, tôi phải tu sửa bản thân, phải gắng học thật giỏi để mùa hè năm nay về chuộc lỗi với mẹ. Mẹ sẽ tha thứ cho tôi bởi từ trước đến nay, mẹ luôn là bà tiên đầy nhân hậu, bao dung trước đứa con lầm lỗi là tôi.
Gạt nước mắt, tôi quyết định viết thư cho mẹ. Lần đầu tiên trong đời cầm bút viết một bức thư, tôi chẳng biết nên bắt đầu thế nào. Nghĩ về mẹ, nước mắt lại tuôn rơi. Hai chữ đầu thư “Mẹ ơi” nhạt nhoà trong dòng nước mắt