GIỚI THIỆU NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH KINH TẾ: GỒM CÁC CHUYÊN NGÀNH
411. KINH TẾ HỌC.
412. KINH TẾ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
413. KINH TẾ LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
414. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
415. KINH TẾ THẨM ĐỊNH GIÁ.
416. KINH TẾ BẤT ĐỘNG SẢN.
GIỚI THIỆU VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH
MỤC TIÊU CHUNG: Đào tạo Cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, có năng lực chuyên môn về lĩnh vực được đào tạo.
1. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ HỌC
Mục tiêu đào tạo:
-Đào tạo sinh viên có khả năng nghiên cứu độc lập và có tính sáng tạo;
-Có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về kinh tế học và các lĩnh vực kinh tế ứng dụng;
-Có khả năng vận dụng lý thuyết kinh tế để phân tích các tình huống kinh tế;
-Có khả năng phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế.
Sinh viên tốt nghiệp có thể: làm nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu kinh tế, làm việc trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, làm giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng và THCN.
2. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp về kinh tế và quản lý để:
-Có kiến thức tổng hợp, nhận dạng được cấu trúc và xu hướng phát triển kinh tế -xã hội ở tầm vĩ mô.
-Có khả năng đánh giá, phân tích các chiến lược, các kế hoạch, chương trình phát triển, các chính sách vĩ mô.
-Có khả năng xây dựng và quản trị các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển trong phạm vi công tác.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại:
-Các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Uỷ ban nhà nước, các Uỷ ban nhân dân…).
-Các Viện nghiên cứu, Trường đại học khối kinh tế.
-Các khu công nghiệp, khu chế xuất.
-Các Tổng công ty, các doanh nghiệp.
-Các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển.
3. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức cần thiết về quản lý vi mô và quản lý vĩ mô về các lĩnh vực dân số, nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học, bao gồm các khía cạnh quan trọng sau:
-Dân số học, dân số phát triển, di dân, đô thị hoá.
-Lao động, tiền lương, quản trị nhân sự, tổ chức lao động khoa học, định mức lao động, các vấn đề tâm lý trong quản lý lao động.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô ở trung ương như các bộ, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu cho đến các Phòng tổ chức các bộ, quản trị nhân sự của các cơ quan thành phố, địa phương; các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
4. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Đào tạo Cử nhân kinh tế có năng lực quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ; có khả năng hoạch định tác nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp và phục vụ công cuộc phát triển nông thôn; có khả năng phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, các Sở (thuộc khu vực nhà nước) và cho các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại:
-Các Sở Nông - Lâm - Thuỷ sản, Sở Địa chính, Sở Kế hoạch Đầu tư ở các tỉnh, Phòng Kế hoạch Kinh tế ở các huyện.
-Các Viện nghiên cứu Kinh tế, Viện nghiên cứu liên quan đến nông – lâm - thuỷ sản và Phát triển nông thôn, tại các Trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-Các công ty – doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản.
-Các Dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, các Chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ hoặc các Tổ chức quốc tế tài trợ.
-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các ngân hàng hoạt động gắn với vùng nông thôn.
5. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THẨM ĐỊNH GIÁ
Đào tạo Cử nhân kinh tế với các mục tiêu cụ thể:
-Có kiến thức và năng lực chuyên môn trong việc thẩm định giá các loại tài sản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh doanh khu vực và quốc tế.
-Có khả năng thẩm định giá các loại tài sản quan trọng trong nền kinh tế như: thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá bất động sản, định giá thành và giá bán các loại sản phẩm trong doanh nghiệp, thẩm định các dự án đầu tư của các tổ chức tư nhân, chính phủ và phi chính phủ.
-Có kỹ năng giao tiếp và phối hợp với các tổ chức thẩm định giá trong nước và quốc tế, tư vấn cho khách hàng thông qua việc cung cấp các loại dịch vụ thẩm định giá các loại tài sản.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại:
-Các trung tâm thẩm định giá và các chi nhánh của trung tâm.
-Các công ty kiểm toán nhà nước và kiểm toán tư nhân.
-Các sàn giao dịch bất động sản.
-Các trung tâm đấu giá của Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp.
-Các Phòng Vật giá, các Trung tâm dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính.
-Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, ngành, tỉnh, tổng công ty…
-Các trung tâm (phòng) thẩm định giá thuộc Sở Tài nguyên Môi trường.
-Các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
4. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ BẤT ĐỘNG SẢN
Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức đa dạng về, tài chính, kinh doanh bất động sản, đồng thời trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành để có thể tạo ra và quản lý tài sản hiệu quả trong bối cảnh một nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập.
Sinh viên tốt nghiệp có thể tìm thấy cơ hội việc làm trong các tổ chức khu vực công và khu vực tư nhân mà các tổ chức này có liên quan đến việc sở hữu, phát triển, sử dụng hoặc quản lý đất đai, tài sản và tài sản công ty hoặc trở thành: chuyên viên thẩm định giá bất động sản; Cồ vấn phát triển bất động sản; Nhà quản lý đầu tư và bất động sản; Nhà chính sách công...
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH: GỒM CÁC CHUYÊN NGÀNH
421. QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
422. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
423. THƯƠNG MẠI
424. KINH DOANH QUỐC TẾ.
425. NGOẠI THƯƠNG
426. DU LỊCH
427. MARKETING
--------------------------------------------------------------------------------
GIỚI THIỆU VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH
MỤC TIÊU CHUNG: Đào tạo Cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, có năng lực chuyên môn về lĩnh vực được đào tạo.
1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Đào tạo Cử nhân kinh tế có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện. Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề cho sinh viên. Cung cấp một đội ngũ cán bộ có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức về các lĩnh vực:
-Lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty dựa trên nhu cầu thị trường; xác định mức chất lượng tối ưu trong chiến lược kinh doanh.
-Xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng cho công ty, cho ngành trên cơ sở nhu cầu và khả năng của xã hội, thị trường và của ngành.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các công ty, các ngành; phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong tổ chức, góp phần tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp.
- Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất, thương m ạI, dịch vụ và các tổ chức kinh tế khác.
3. CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI
Đào tạo Cử nhân kinh tế có trình độ, kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Các chuyên gia được đào tạo có đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước về thương mại (Bộ Thương mại, Sở Thương mại, Phòng Kinh tế), các Công ty về thương mại, xuất nhập khẩu, các Công ty sản xuất, sản xuất thương mại, các Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài.
4. CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Đào tạo Cử nhân kinh tế:
-Có kiến thức, kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu.
-Có khả năng đàm phán và giao tiếp với nhiều đối tượng có những nền văn hoá khác nhau.
-Có khả năng phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường và tìm cách duy trì sự hiện diện của doanh nghiệp trên các thị trường chủ yếu.
-Nhận biết được các cơ hội và cách thách đố trong kinh doanh quốc tế.
-Có khả năng thực hành kỹ năng kinh doanh, kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hành giao tiếp quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh toàn cầu và các nền văn hoá khác nhau.
5. CHUYÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
Đào tạo Cử nhân kinh tế thông thạo ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao. Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương, có sự am hiểu nhất định về pháp luật và thông lệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, triển khai và hoàn tất các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, các khu công nghệ cao cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại.
6. CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, cũng như trình độ thông thạo ngoại ngữ.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (hãng du lịch và lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và vui chơi giải trí liên hợp..), các cơ quan quản lý du lịch nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch..) và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu du lịch.
7. CHUYÊN NGÀNH MARKETING
Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện, có bản lĩnh vững vàng trong thực hiện công việc, có đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thực hành tốt.
Về chuyên môn có thể tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp trước một môi trường kinh doanh ngày càng phát triển theo hướng năng động, cạnh tranh và toàn cầu hoá.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài…
Còn tiếp... (nhưng phải có người xem thì mới post)