gởi người tôi yêu! nhóc của anh, vì em không nhận ĐT anh phải gởi qua bài viết thôi

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2011 vừa được bộ GD-ĐT ban hành hôm 2.3. Quy chế năm nay yêu cầu thí sinh ngoài việc làm bài thi phải quan tâm đến nhiều thứ trên mặt giấy thi hơn
Thông tư sửa đổi có nhiều khoản quy định trách nhiệm rất cao đối với thí sinh, đặc biệt trong bài thi trắc nghiệm.
Chữ ký của giám thị
Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp, và phải yêu cầu hai giám thị coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.
Như vậy, nếu xảy ra trường hợp bài thi thiếu chữ ký, và họ tên của giám thị, rồi không được chấm thi thì thí sinh phải chịu trách nhiệm về các thiếu sót này.
Bút chì và cục gôm
Cũng như mọi năm, quy chế quy định bài làm chỉ được viết bằng một màu mực, và không được dùng mực đỏ. Với bài thi trắc nghiệm, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn và chỉ được dùng bút chì đen để điền thông tin và tô các ô trả lời.
Quy chế cũng nêu rõ trong trường hợp muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi mới tô kín ô trả lời khác.
Đi thi trắc nghiệm
Cũng theo quy định về sử dụng bút trên bài thi, thí sinh cũng dùng bút chì để điền chính xác và đủ thông tin về số báo danh, mã đề thi vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Đáng chú ý, quy chế yêu cầu khi nhận đề thi thí sinh không được xem đề ngay mà phải để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, và chỉ khi giám thị coi thi cho phép thì thí sinh mới được mở đề thi ra xem.
Trước khi trả lời trắc nghiệm
Năm nay, quy chế cũng giao trách nhiệm cho thí sinh phải tự kiểm tra đề thi của mình xem có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề hay không, cũng như nội dung đề có được in rõ ràng, có bị thiếu chữ, mất nét hay không. Thí sinh cũng được yêu cầu phải tự kiểm tra xem các trang của đề thi có cùng một mã đề thi hay không.
Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý.

Nhiều thay đổi trong xét tuyển NV2, 3
TT- – TT - Chiều 2-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Theo đó, bộ yêu cầu các trường thực hiện việc công khai thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT).
Đồng thời lần đầu tiên cho phép thí sinh được đề nghị rút lại hồ sơ ĐKXT sau khi nộp.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu trong thời hạn quy định, hằng ngày các trường nhận hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT nguyện vọng (NV) 2, NV3 của thí sinh trên trang web của trường.
Đồng thời bộ nhấn mạnh: “Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh...”.
Đặc biệt, sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu có NV thí sinh được rút hồ sơ để nộp vào trường khác, và yêu cầu các trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT.
Có lợi cho thí sinh?

Ngay sau khi nhận được thông tin này, ông Nguyễn Kim Sơn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn (ĐHQG Hà Nội), cho rằng: “Tôi rất ủng hộ việc công khai thông tin xét tuyển. Vì thí sinh có dữ liệu để cân nhắc lựa chọn hợp lý các ngành đào tạo, trường cũng có cơ hội tuyển đúng, đủ những thí sinh có chất lượng, có NV”. Cùng quan điểm với ông Sơn, ông Bùi Xuân Nhàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết: “Việc công khai thông tin và cho phép rút hồ sơ tôi nghĩ là nên làm, tốt cả cho trường, cả cho thí sinh, không những không kéo dài thời gian xét tuyển mà còn khiến việc xét tuyển bớt nặng nề”.
Ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Hà Nội, khẳng định kể cả các trường tốp đầu chưa từng lo lắng về chất lượng thí sinh cũng nên ủng hộ quy định này, vì như vậy sẽ không bỏ sót những thí sinh có điểm cao nhưng vì e dè nên chỉ dám đăng ký vào trường tốp dưới. Với quy định mới, ông Hạnh cho rằng sẽ khiến các trường phân tốp rõ rệt hơn trước đây. Đó cũng là cơ hội để các trường phải cố gắng, cạnh tranh.
Ông Võ Văn Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang - cũng cho rằng việc cho phép thí sinh rút hồ sơ ĐKXT sau khi đã nộp là cần thiết. Việc này có lợi cho phía thí sinh vì tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, đồng thời giúp các trường còn chỉ tiêu có thêm cơ hội nhận thí sinh.
Phức tạp “nộp vào, rút ra”

Kéo dài thời gian xét tuyển
Việc xét tuyển được thực hiện trong ba đợt. Đợt 1, các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 chậm nhất là ngày 20-8-2011. Đợt 2, các trường tổ chức nhận hồ sơ ĐKXT NV2 từ ngày 25-8 đến 17g ngày 15-9. Đợt 3, các trường nhận hồ sơ ĐKXT NV3 từ ngày 20-9 đến 17g ngày 10-10.
Như vậy, so với các kỳ tuyển sinh năm trước, những thí sinh không trúng tuyển NV1 có thêm thời gian năm ngày cho mỗi đợt ĐKXT NV2 và NV3. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian dành cho công tác tuyển sinh của các trường sẽ kéo dài thêm.
Trong khi đó, đại diện nhiều trường ĐH cho rằng những quy định mới này sẽ gây khó khăn và tạo áp lực rất lớn cho các trường. Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, những quy định mới này trái với quy định về xét tuyển trước đây (bảo mật đến cuối thời gian xét tuyển - PV). PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho hay: Nếu thực hiện theo quy định mới này, các trường sẽ rất vất vả. Các thí sinh thường tập trung nộp hồ sơ ĐKXT vào những ngày cuối của mỗi đợt xét tuyển. Như vậy, việc công khai thông tin trong những ngày đầu không vấn đề gì nhưng những ngày cuối sẽ rất khó khăn.
Đồng quan điểm với ông Hùng, TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng việc Bộ GD-ĐT buộc tất cả các trường phải công khai thông tin xét tuyển là không khả thi. Còn theo cán bộ phòng đào tạo một trường thành viên ĐHQG TP.HCM, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT qua nhiều kênh (bưu điện, trực tiếp tại trường) sẽ không có ai kiểm tra đóng dấu xác nhận thời gian nhận hồ sơ vào giờ nào. Hơn nữa không phải ngày nào bưu điện cũng mang ngay hồ sơ của thí sinh đến trường, có khi một hai ngày sau họ mới mang đến. Rõ ràng yêu cầu công khai thông tin này là không khả thi.
Đặc biệt, với quy định cho phép thí sinh rút hồ sơ sau khi đã nộp vào khiến nhiều trường không đồng tình. Việc này chắc chắn sẽ tạo ra sự rối ren, thậm chí dễ tạo cảnh tượng hỗn loạn ở một số trường khi có hàng ngàn thí sinh đến nộp, rút hồ sơ ĐKXT - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng cảnh báo.
Trong khi đó, theo TS Nguyễn Tiến Dũng: Không nên cho phép thí sinh rút lại hồ sơ ĐKXT khi đã nộp. Thí sinh phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chứ cứ nộp vào rồi rút ra thì người đâu mà phục vụ! Đó là chưa kể hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể những quy định, điều kiện những thí sinh nào được phép rút hồ sơ ĐKXT sau khi đã nộp và việc các trường trả lại chi phí xét tuyển này cho thí sinh ra sao.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: “Nếu chúng ta có thể thực hiện việc xét tuyển qua mạng như nhiều trường nước ngoài làm thì rất tốt. Nhưng hiện nay, với nhiều trường việc tuyển sinh còn rất nặng nề, cuốn vào đó nhiều nhân lực, thời gian. Việc cho phép thí sinh rút hồ sơ sẽ ít nhiều khiến các trường phải xử lý nhiều việc hơn. Các trường phải có nhân lực thường trực để cập nhật thông tin lên mạng, để tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ. Vì với một trường, sẽ không chỉ có việc thí sinh rút hồ sơ nhiều lần mà còn có việc thí sinh nộp hồ sơ nhiều lần, chứ không nộp đồng loạt vào một số ngày nhất định như trước.
Ông Lê Quốc Hạnh nhận xét: Với những trường quản lý tốt vấn đề tuyển sinh, làm việc chuyên nghiệp, có hệ thống, có điều kiện công nghệ thông tin hiện đại thì việc thực hiện quy định mới của bộ không khó khăn gì. Nhưng ngược lại, trường quản lý theo kiểu cổ lỗ, cán bộ làm việc chủ yếu trên giấy tờ thì sẽ vất vả, cập rập, có thể nhầm lẫn, sai sót.