điều căn bản các sĩ tủ cần biết:
Các vật dụng được mang vào phòng thi

Theo quy chế, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi: bút, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì (gôm), compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình (không được gắn linh kiện điện, điện tử), máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành. Không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.

Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

Chỉ cần tuân thủ và lưu ý một số nguyên tắc, các bạn sẽ không bị mất điểm oan uổng và có thể đạt điểm cao trong kỳ thi rất quan trọng sắp tới.
Ở các môn thi trắc nghiệm, lời khuyên chung từ các thầy cô là không nên mất thời gian quá lâu ở những câu hỏi khó. Với những câu hỏi này thí sinh có thể đọc đề hai lần, nếu không làm được có thể lướt qua câu khác, đánh dấu câu chưa làm trên đề để quay lại làm sau. Gặp câu hóc búa nên dùng phương pháp loại suy để chọn phương án hợp lý nhất.
Những câu làm được cần tô ngay câu trả lời vào bài làm để tiết kiệm thời gian. Nếu đánh dấu phương án trả lời trên đề sau đó mới tô sẽ không chủ động được thời gian, có thể tô không kịp hoặc tô không kỹ phương án trả lời dẫn đến mất điểm. Thí sinh nên dùng chì 2B vì đây là loại chì vừa đủ độ đậm, những loại chì 4B, 5B có thể tô nhanh hơn nhưng khi cần thay phương án trả lời sẽ rất khó xóa mất dấu, máy chấm “thấy” câu có hai phương án trả lời sẽ không chấm điểm.
Tránh sai nhỏ để đạt điểm lớn
Ở môn toán, mình khuyên các bạn đọc kỹ đề bài ngay sau khi nhận. Tiếp sau đó, cần phân loại câu hỏi theo mức độ dễ, trung bình, khó. Nên bắt đầu bài làm từ những câu dễ hoặc những câu mình biết cách giải. Đáp án môn toán phân theo từng bước với thang điểm cụ thể từng bước, thí sinh làm tắt có thể mất điểm so với đáp án. Nên trình bày bài giải rõ ràng, đủ ý từng bước cũng như phải tính toán thật kỹ. Cuối cùng, cần phân thời gian hợp lý khi làm bài, với đề thi tốt nghiệp môn toán mỗi câu hỏi nhỏ cần khoảng 10-15 phút

Với môn văn, trong 150 phút với ba phần đề, các bạn nên dành 60 phút cho câu 1 (kiểm tra kiến thức) và câu nghị luận xã hội - Trong đó, có thể dành khoảng 45 phút cho phần bài làm nghị luận xã hội với đủ các phần: mở bài (giới thiệu), giải thích vấn đề, nêu dẫn chứng chứng minh, mở rộng vấn đề, rút ra bài học và cuối cùng kết luận.
Bài viết không cần dài nhưng rõ ý, phân đoạn rõ ràng dễ đạt điểm cao. Phần nghị luận văn học cũng cần viết rõ ràng có mở bài, thân bài, kết luận có luận điểm rõ ràng. Những bài làm viết lan man, không phân rõ ý sẽ khó có điểm cao.
Ở bài thi môn địa lý, atlat địa lý Việt Nam thật sự là “bửu bối” với những thí sinh biết khai thác tốt thông tin từ tài liệu này. Thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu của đề (giải thích, chứng minh...). Phần tính toán trong bài thi địa lý thường không quá khó nhưng nhiều thí sinh mất điểm oan ức vì sai đơn vị nên nhiều thầy cô khuyên thí sinh tính toán kỹ, đặc biệt lưu ý đơn vị. Phần biểu đồ cần cẩn thận chọn biểu đồ phù hợp và ghi đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, ký hiệu, đơn vị để đạt điểm cao nhất phần thi này.
Còn về môn sinh- các bạn khi làm bài môn này nên đọc thật kỹ từng chữ trong phần đề dẫn để hiểu đúng nội dung câu hỏi, tránh kiểu đọc phần đầu đoán ý câu hỏi và vội vã làm bài dễ dẫn đến làm sai yêu cầu đề.
Gặp những câu đề dẫn dài nên bình tĩnh, thông thường những câu đề dẫn dài sẽ rõ ý và không khó. Nếu đọc một lần không hiểu nên đọc lần nữa, nếu vẫn không làm được mới chuyển sang câu khác. Khi gặp những câu hỏi “có vẻ quen” cũng đừng hấp tấp chọn ngay câu trả lời, vẫn nên đọc kỹ phần câu hỏi và các phương án trả lời. Với những câu tính toán nên đánh dấu trên đề, nếu còn thời gian cuối giờ nên kiểm tra lại.
Chuẩn bị kỹ
Ngay từ hôm nay, các bạn nên đến hội đồng thi nơi mình sẽ bắt đầu dự thi vào ngày 2-6. (hồI đồng nguyễn việt hồng và nguyễn việt dũng) Khi đi nên tính thời gian từ nhà đến trường thi để tránh tình trạng đi muộn, thậm chí đi nhầm sang hội đồng khác. Các giấy tờ cần mang vào phòng thi như: thẻ dự thi, chứng minh nhân dân, thẻ học sinh và các dụng cụ được mang vào phòng thi nên tập trung vào một túi để tránh thất lạc.
Trước ngày thi cần chuẩn bị và kiểm tra lại các dụng cụ mang vào phòng thi: bút, thước, bút chì... Nên sắm mỗi thứ 2-3 cái giống nhau. Các môn thi trắc nghiệm cần chuẩn bị bút chì 2B, không dùng bút chì kim vì xóa không hết, vết tô bị hằn trên giấy, máy chấm bài không nhận dạng được.
Thực tế từ các hội đồng chấm thi trắc nghiệm cho thấy lỗi thường gặp của các bạn thường mắt phảI là tô sai số báo danh, sai mã đề, một câu chọn đến hai phương án trả lời... Đối với bài thi tự luận, để tránh tình trạng bài thi bị chấm riêng, nên nhớ tuyệt đối không dùng bút xóa trong bài làm, không sử dụng hai màu mực, không sử dụng bút xanh lá cây, bút đỏ. Khi làm bài các bạn không chừa chỗ trống, không viết nhảy hàng, gạch dưới hoặc viết tắt những ký hiệu đặc biệt trong bài thi. Ở môn địa lý, thí sinh cần chuẩn bị một atlat “sạch”, không ghi bất cứ thông tin, ghi chú nào trên đó. Nếu lỡ ghi thì phải mua atlat mới, nếu atlat còn hằn dấu vết, chữ (dù đã xóa), thí sinh có thể bị xem là vi phạm quy chế thi.



chúc tất cả các bạn thi đầu tốt nghi ệp gì đây là chìa khoá cho mọi cánh cửa đi vào tương lai