Trong mấy thứ văn hóa, có văn hóa cộng đồng, văn hóa giao tiếp này nọ. Thời buổi Internet, chúng ta có văn hóa còm ment. Văn hóa còm ment bắt đầu khi những entry bài viết nở rộ trên blog cá nhân, forum diễn đàn. Các bác nhà báo thấy hay cũng mang cái văn hóa còm ment đó vào cuối những bài viết. Một là để cho tăng tính phản hồi đa chiều với độc giả, 2 là nhằm cho bài viết thêm sinh động.
Thế nhưng mờ văn hóa còm ment trong giới trẻ dạo này thì không được như thế. Về tính phản ánh, ắt nó phải đa chiều vì đại diện cho cả một dư luận xã hội muôn hình vạn trạng. Thế nhưng cũng chính vì cái muôn hình vạn trạng đó mà không thể tránh khỏi những còm ment xấu, còm ment a dua và còm ment một cách vô thưởng vô phạt!
Chuyển từ còm ment chữ sang hình ảnh cũng được rất nhiều teen ủng hộ
Có một lần mình đọc trong entry của một bạn blogger chuyên nghiệp viết rất tâm huyết, cuối bài, bạn ấy phải P/s lại rằng: "Làm ơn không tặng bông cũng không gõ mõ nhé, các bạn có ý kiến gì thì hãy comment lại cho có đầu có đuôi 1 chút!". Dĩ nhiên, sau entry đó vẫn có những cái còm ment kiểu để emo vô nghĩa. Nhưng dù sao, nó cũng còn khá hơn những còm ment với lời lẽ thô tục phản bác nhưng lại phản bác 1 cách thiếu văn hóa.
Cứ một lời bình luận hot về độ “nặng mùi” nào được đăng lên, hầu như ngay lập tức lại có hàng chục, hàng trăm các phản hồi khen ngợi, đóng góp khác được hùa vào.
Chỉ mới cách đây chừng một tháng, khi các clip nữ sinh đánh nhau xuất hiện liên tục trên Youtube, giữa các comment phẫn nộ, xuất hiện những comment vô tâm kiểu: “Xem cho biết tụi nó choảng nhau như thế nào”. Cũng chính từ đây, mầm mống những lời bình luận vô tâm đã bắt đầu được gieo rắc.
Trong một clip hai nữ sinh đánh nhau trên Youtube, một bạn bị một hội 5-6 teen bứt tung cả nút áo để máy quay zoom kĩ vào khuôn ngực đã có đến hơn 20 nghìn lượt xem và hàng trăm bình luận bên dưới. Hàng loạt những comment vô cảm đến lạnh người: “Lại đánh nhau lột đồ à, thường quá, không “sung” bằng clip nữ sinh Z trường T”; hay: “Có nhiêu đó làm hoài, coi riết chán mắt. Ngon thì lột từ trên xuống dưới đi”.
Có không ít bạn đã nhận ra đây chính là cô bạn đang học cùng trường mình, hay đã gặp nhau tại một buổi học thêm nào đó cũng vào bình luận loạn cả lên theo kiểu: “Ê tớ biết con bé này, nó học lớp A., trường B., học chung cấp 2 với tớ chứ đâu” rồi thôi, không hề có một dòng một chữ nào thể hiện nỗi bức xúc, lên tiếng giùm cho bạn mình.
Bên cạnh sự thờ ơ, vô cảm đó, những bình luận thiếu lương tâm cũng không hề hiếm sau các clip này. nhiều bạn còn bật mí: “Tớ từng lập nick Youtube để comment cho mọi người biết số điện thoại của con bé bị lột áo. Nghe bảo sau đợt đấy nó phải đổi luôn số điện thoại vì bị spam nhiều quá. Cho chết, ai bảo lần ấy kiểm tra Toán tớ hỏi mà cứ nghếch mặt lên trời”!
không hiểu các bạn nghĩ thế nào nếu 1 ngày mình bị mang ra đàm tiếu và trở thành nạn nhân của những comment vô tâm này???